Khi khốn khó, không chỉ co cụm hay bất động, nhiều đại gia đă nhận ra sai lầm của ḿnh và đang t́m hướng vượt qua, thích nghi với thời cuộc. Sắp xếp ngành nghề, tái cấu trúc doanh nghiệp đang là lựa chọn của nhiều ông chủ.
Những nước cờ mới
Là một trong những đại gia hàng đầu lĩnh vực ngân hàng, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sài G̣n Thương Tín - Sacombank (STB) dường như đang bước dần sang lĩnh vực khác, khi mà ngành "kinh doanh tiền" vừa qua có nhiều biến động không thuận.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2012 của Công ty Đường Biên Ḥa (BHS), tổ chức vào cuối tháng 4/2012, vợ ông Thành là bà Huỳnh Bích Ngọc, chủ tịch Công ty Thành Thành Công, đă được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị BHS.
Một điều đặc biệt hiếm khi xảy ra là ông Thành, vốn rất bận bịu với lĩnh vực ngân hàng - bỗng chốc có sự quan tâm lớn trở lại với ngành mía đường. Chính ông là người đă có mặt tại đại hội BHS và chia sẻ sự quan tâm của ông về ngành mía đường và triển vọng của BHS.
C̣n nhớ, trước đó, ông Thành đă có một thời gian làm việc tại Công ty Thành Thành Công - chuyên kinh doanh phân phối đường cát, mật rỉ, thực phẩm công nghệ, sản xuất kinh doanh cồn... Đây là doanh nghiệp làm ăn khá thành công và giúp gia đ́nh ông lọt vào TOP những người giàu nhất Việt Nam.
|
Đại gia Đặng Văn Thành gần đây quan tâm nhiều đến ngành mía đường (ảnh minh họa - VOV) |
Sau 12 năm gây dựng Thành Thành Công, ông đă giao công ty cho vợ quản lư và chuyển sang lĩnh vực tài chính tín dụng với việc xây dựng ngân hàng Sacombank. Ngay từ năm 2000, ông Thành cho biết đă xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2010 và tầm nh́n đến năm 2015 với mục tiêu đưa Sacombank trở thành ngân hàng hàng đầu của Việt Nam và có tiếng nói trong khu vực.Quan điểm này đă được thể hiện rất rơ trong suốt 20 năm qua, đặc biệt khi Sacombank thông qua dự án trở thành tập đoàn tài chính tư nhân hàng đầu tại Việt Nam và vươn ra khu vực hồi tháng 5/2008.
Đến năm 2009, các nhà đầu tư đă chứng kiến Sacombank tạo dựng được chỗ đứng của ḿnh trong khu vực bằng việc mở chi nhánh ở Campuchia, Lào. Không dừng lại ở đó, Sacombank c̣n tính nâng cấp chi nhánh ở các nước này thành ngân hàng con.
Mặc dù thành công là vậy, nhưng vài tháng qua, giới đầu tư lại đang thấy đại gia này và nhóm người thân của ông đă và đang thoái vốn khá rầm rộ tại STB để quay trở lại với ngành đă mang lại cho ông sự giàu có trong giai đoạn đầu của cuộc đời kinh doanh.
Ngay trong tháng 4 và tháng 5, hàng loạt các công ty của gia đ́nh ông Thành và những công ty mà gia đ́nh ông là cổ đông lớn đă thoái vốn khỏi STB. Có thể điểm mặt như Công ty Thành Thành Công đă bán hơn 22 triệu cổ phiếu STB; Bourbon Tây Ninh (SBT) bán toàn bộ 7,5 triệu cổ phiếu; Địa ốc Sài G̣n Thương Tín (SCR), do con trai ông Thành là Đặng Hồng Anh làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị bán hết 17,3 triệu cổ phiếu STB; BHS thoái toàn bộ 3 triệu cổ phiếu STB...
Tới đại hội cổ đông thường niêm của Sacombank hôm 26/5, ông Thành vẫn được bầu tiếp tục giữ chức chủ tịch, song quyền đại diện cho doanh nghiệp đă được chuyển cho người khác. Bên cạnh đó, hiện tại "nhóm" của ông Thành chỉ c̣n 2/10 thành viên trong hội đồng quản trị STB.
Quyền lực tại ngân hàng bị chia sẻ là vậy, song dường như nó không c̣n là mối quan tâm quá lớn đối với đại gia ngành mía đường này. Nhóm cổ đông của ông Thành được cho là đang nắm giữ cổ phần tại hàng chục công ty mía đường trên cả nước, trong đó có không ít doanh nghiệp nhóm nắm giữ trên 35%.
Theo báo cáo tài chính, hiện tại sở hữu của nhóm ông Thành tại Bourbon Tây Ninh (SBT) là hơn 65%, BHS hơn 38%, Đường Ninh Ḥa (NHS) trên 41% và Mía đường Nhiệt điện Gia Lai (SEC) hơn 21%. Tuy nhiên, những con số này có thể c̣n chưa đủ bởi h́nh thức sở hữu nhóm là rất khó tính toán chính xác. Con số có thể gấp lên nhiều lần thông qua việc sở hữu chéo.
Bên cạnh đó, số tiền "khủng" thu về từ việc thoái vốn tại STB rất có thể sẽ được gia đ́nh ông Thành củng cố vị thế của ḿnh trong lĩnh vực mía đường.
Có thể thấy, mía đường là lĩnh vực rất quan trọng ở Việt Nam. Chính phủ đang ưu tiên phát triển nông nghiệp và đây cũng là thế mạnh trong nước. Việc quay trở lại lĩnh vực này là bước đi khó khăn nhưng không đến nỗi tệ. H́nh ảnh của một đại gia năng động có lẽ vẫn c̣n được truyền thông nhắc đến nhiều trong tương lai.
Ở lĩnh vực khác là bất động sản (BĐS), các doanh nghiệp c̣n bi đát hơn nhiều. Mặc dù đâu đó vẫn gặp khó khăn về thanh khoản, nợ xấu chồng chất, cho vay khó khăn... nhưng các nhà băng vẫn có lăi. Trong khi đó, các doanh nghiệp BĐS đa số đều đang ngắc ngoải, không bán được hàng, nợ và lăi đè nặng trên cổ, mất thanh khoản...
Nhận định thời của BĐS cứ làm là lăi lớn đă hết, và khó khăn c̣n kéo dài, nhiều đại gia đang tính chuyển kinh doanh sang hướng khác hoặc ít nhất là kiếm thêm doanh thu để nuôi doanh nghiệp qua sóng gió.
|
Các DN bất động sản cũng phải tính toán để lấy ngắn nuôi dài, vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. |
Tới cuối 2011, chủ tịch HĐQT Công ty Phát Đạt, ông Nguyễn Văn Đạt vẫn là một trong những người giàu nhất trên TTCK với tài sản lên tới gần 1.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, giống như đại đa số các doanh nghiệp BĐS khác, Phát Đạt dự kiến lợi nhuận năm nay ở mức gần như không có. Để thoát khỏi t́nh cảnh bi đát, ông Đạt cho biết công ty đă bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh mới là... trồng rừng để "đảm bảo nguồn thu ổn định" và lấy ngắn nuôi dài.
Một doanh nghiệp khác cũng khiến nhiều người bất ngờ là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng. Doanh nghiệp BĐS này gần đây cũng đă thông qua việc bổ sung ngành nghề kinh doanh với 3 mă ngành hoàn toàn mới: nuôi trồng thủy sản biển, nuôi trồng thủy sản nội địa và sản xuất giống thủy sản.
Ở một hướng khác, một số doanh nghiệp BĐS lại đang chuyển hướng từ phân khúc cao cấp sang căn hộ b́nh dân để tự cứu ḿnh.
Chủ tịch HĐQT Công ty Thủ Đức House (TDH), ông Lê Chí Hiếu hồi cuối 2011 cho biết, TDH sẽ chuyển hướng dang ḍng sản phẩm giá dưới trung b́nh, thấp hơn ḍng sản phẩm hạng trung vốn chiếm đại đa số của doanh nghiệp khoảng 30%. Xu hướng này cũng đang được một loạt các doanh nghiệp BĐS khác theo đuổi như Công ty CP Đầu tư và phát triển Ḥa B́nh, Novaland...
Buộc phải tái cấu trúc
Không chỉ chuyển hướng, khó khăn và việc nhận diện được những sai lầm cốt lơi đă khiến nhiều đại gia đang phải gồng ḿnh tái cấu trúc doanh nghiệp để hướng tới một sự phát triển bền vững trong tương lai.
Ông chủ Nguyễn Văn An của tập đoàn Thái Ḥa Việt Nam (THV) là một trường hợp đại gia gặp nạn trong cơn băo khủng hoảng. Vị chủ tịch của tập đoàn này từng nói rằng đă phải chấp nhận thế chấp cả nơi ḿnh đang sinh sống để vay tiền ngân hàng, hỗ trợ công ty trong lúc khó khăn.
Ngọn nguồn của khó khăn nằm ở chỗ THV đă phát triển quá nhanh, nổi tiếng với hàng chục dự án cà phê "khủng" khắp cả nước. Tuy nhiên, vấn đề là "nước xa không cứu được lửa gần". Nhiều dự án "khủng" của ông An được đầu tư bằng vốn vay, lấy vốn ngắn hạn đầu tư cho dài hạn, trong khi hoạt động kinh doanh không tạo ra ḍng tiền. Điều đó khiến THV đối mặt với áp lực tài chính rất lớn. Lợi nhuận THV tạo ra gần đây thậm chí không đủ để trả chi phí lăi vay ngân hàng.
Để cải thiện t́nh h́nh, chính đại gia cà phê cũng là Tổng giám đốc THV này cuối năm 2011 đă thông báo về kế hoạch bán tài sản, mời chủ nợ tham gia góp vốn và xin cơ cấu lại nợ vay ngắn hạn sang dài hạn. Nhưng tới tháng 5, THV mới giải quyết được một phần nhỏ các khoản nợ ngân hàng. Một nỗ lực khác là THV phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cổ đông chiến lược (42,25 triệu đơn vị) để bổ sung vốn lưu động.
Quá tŕnh tái cấu trúc đang được THV tiến hành, song thành công hay không và thành công ở mức độ nào th́ giới đầu tư vẫn phải chờ thời gian trả lời.
Kế hoạch tái cấu trúc nguồn vốn, với mục tiêu giảm bớt vay vốn ngắn hạn và giảm phụ thuộc vào ngân hàng cũng đă và đang được rất nhiều đại gia thực hiện thông qua phát hành trái phiếu như: HAG, HPG, LSS, GMD, TMS...
Rơ ràng, tái cấu trúc là khó khăn, là đau đớn và có thể mất mát tài sản, nhưng đây là điều cần thiết để các doanh nghiệp cân bằng t́nh h́nh tài chính của ḿnh.
Việc thoái bớt vốn, giảm đầu tư đa ngành cũng là một biện pháp được nhiều doanh nghiệp như Vinaconex, tập đoàn của ông Đặng Thành Tâm, KDC...
Có lẽ, họ đă nhận thấy rằng việc đầu tư dàn trải đă không mang lại hiệu quả, sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không cao, trong khi lại cần rất nhiều vốn. Đây chính là nguyên nhân đẩy không ít các đại gia ngàn tỷ vào khó khăn. Nhiều trong đó dường như không có lối thoát. Và họ cũng hiểu rằng, sự sa sút của ḿnh là cơ hội để cho những đại gia khác. Sự đào thải luôn có trong quá tŕnh phát triển và ai không có bản lĩnh, không có tầm nh́n sẽ phải trả giá. Những gương mặt mới sẽ thay thế họ trong thời kỳ hậu khủng hoảng.
Mạnh Hà
VNN