Phó Chủ tịch Trung Quốc gọi việc Nhật Bản mua Điếu Ngư/Senkaku là tṛ hề; Thủ tướng Nhật kêu gọi dân chúng hành động tương xứng với phẩm giá... là tin tức thời sự chính ngày 20/9.
Mạng tin Trung Quốc China News Service ngày 19/9 phủ nhận tin báo chí nước này trước đó nói rằng 1.000 tàu cá Trung Quốc đă tới khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông. Tin đăng trên trang web của hăng nói rơ: "Hơn 700 tàu cá Trung Quốc đang hoạt động trên vùng biển cách quần đảo Điếu Ngư khoảng 230 km và 23 tàu cách đó 110 km", có nghĩa 700 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt ở vùng biển giữa tỉnh Chiết Giang và quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Phần lớn số tàu cá trên xuất phát từ hai cảng cá của Chiết Giang.
Trong khi đó, thời báo Hoàn Cầu sáng 20/9 dẫn thông tin từ phía Cảnh sát biển Nhật Bản xác nhận có 2 tàu hộ vệ hải quân Trung Quốc ngày 19/9 đă tiến gần đến Điếu Ngư/Senkaku, cách nhóm đảo này khoảng 80 hải lư về phía tây bắc. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản ghi nhận sự hiện diện của tàu hải quân Trung Quốc tại khu vực nhạy cảm này. Trong buổi họp báo một ngày trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku và cho rằng hoạt động tuần tra của các tàu Trung Quốc tại khu vực này là hoàn toàn “chính đáng và hợp lư”.
Cảnh sát quốc gia Nhật Bản cho hay, ít nhất 19 trang web của Nhật Bản, trong đó có có các trang web của Bộ Quốc pḥng, Bộ Nội vụ và Truyền thông, ṭa án tối cao, Học viện Công nghệ Tokyo, các ngân hàng, cơ sở điện lực, các công ty tư nhân…, đă bị tin tặc được cho là từ phía Trung Quốc tấn công từ ngày 11/9 tới nay. Giao diện nhiều trang web của Nhật Bản được thay thế bằng ḍng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ngoài ra, khoảng 300 tổ chức Nhật bản có tên trong danh sách các mục tiêu tấn công tiềm năng của Honker Union, một nhóm tin tặc Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda kêu gọi dân chúng nước này hành động tương xứng với "phẩm giá", khi nhắc đến việc lănh sự quán Trung Quốc bị ném bom khói hôm qua, khi căng thẳng giữa hai nước lên cao.
Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba hôm 19/9 khẳng định giữa Nhật Bản và Trung Quốc không tồn tại thỏa thuận tạm gác vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku, trái ngược với tuyên bố của Bắc Kinh trước đó. “Nhật Bản coi nhóm đảo nhỏ này là một phần cố hữu thuộc lănh thổ Nhật Bản và tuyên bố không có tranh chấp chủ quyền nào tồn tại ở đây”, ông Gemba nói.
Trong khi đó, Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh không ngần ngại gọi việc Nhật Bản mua quần đảo Senkaku là “một tṛ hề”, và buộc tội láng giềng đă đổ thêm dầu vào lửa khi đặt khu vực đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền dưới sự quản lư của nhà nước Nhật Bản
Chánh văn pḥng Nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cho biết, Tokyo sẽ yêu cầu Bắc Kinh bồi thường thiệt hại do các cuộc biểu t́nh gây ra tại những cơ quan ngoại giao của Nhật tại Trung Quốc trong những ngày qua. Ông Fujimura cho biết mọi thiệt hại về tài sản của các doanh nghiệp Nhật sẽ được giải quyết theo luật lệ Trung Quốc
Giới chuyên gia quốc tế nhận định một cuộc chiến thương mại Trung - Nhật nếu nổ ra không chỉ đe dọa thương mại giữa hai nước này mà cả nền kinh tế toàn cầu, do Đông Á đang được xem là đầu tàu tăng trưởng toàn cầu. Theo báo Wall Street Journal, các công ty Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Đức, Thái Lan... đều có mối liên kết sâu sắc và không thể tách rời với quan hệ kinh tế Trung - Nhật. Do đó, khi chiến tranh thương mại nổ ra giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á, các quốc gia này sẽ bị tác động lớn.
Trong chuyến thăm Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta nói với Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh rằng hai cường quốc Thái B́nh Dương có những quan ngại chung và ông tin rằng cả hai có thể cải thiện cuộc đối thoại. Ông Panetta cũng trấn an rằng trọng tâm quân sự mới của Mỹ ở châu Á - Thái B́nh Dương, bao gồm các kế hoạch đặt một hệ thống radar ở Nhật, không nhằm kiềm chế hay đe dọa Trung Quốc
Trong bài b́nh luận có tựa đề “Đừng nuôi ảo tưởng về một nước Mỹ trung lập”, thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cho rằng, Washington không thực sự vô tư như họ vẫn nói trong quan hệ với Trung Quốc và Nhật Bản. Tờ báo này kết luận, trong các tranh chấp khác giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, Mỹ luôn trực tiếp hoặc gián tiếp đứng về phía đối phương của Trung Quốc. Theo báo này, Trung Quốc nên tận dụng cơ hội để cho Mỹ biết rằng Trung Quốc sẽ bảo vệ Điếu Ngư/Senkaku và chống lại sự kích động của Nhật Bản. Trung Quốc cần phải sẵn sàng cho một hành động quân sự ngoài Hoa Đông, bởi nó sẽ không chỉ cải thiện t́nh h́nh của Trung Quốc trong tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku mà c̣n tạo nền tảng vững chắc cho vị thế toàn cầu của Trung Quốc trong tương lai.
theo PNTD