(GDVN) -“Những người coi nhẹ trách nhiệm làm chồng không chỉ đánh mất hay làm thương tổn t́nh cảm vợ chồng mà c̣n làm gương xấu cho con cái. Mấy khi con cái khá giả lên được khi có người cha sống không gương mẫu, buông thả” . Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh.
Để có cái nh́n khách quan hơn về thói quen nhậu nhẹt mọi lúc mọi nơi thậm chí vào bất cứ lúc nào của phần lớn đàn ông Việt hiện nay trong xă hội hiện nay. Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đă có cuộc trao đổi ngắn với Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.
“Văn hóa rượu chỉ có khi không lạm dụng rượu bia”
Nói về việc người đàn ông đă kết hôn sẽ là trụ cột gia đ́nh, chung tay cùng vợ xây dựng tổ ấm và chăm lo con cái thế nhưng không ít các đấng mày râu Việt sau mỗi giờ tan tầm lại chỉ nhăm nhăm ra quán nhậu, tiệc tùng bù khú và quên đi trách nhiệm của bản thân.
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng nhận định: “Ở bất cứ đâu nông thôn hay thành thị, những người coi nhẹ trách nhiệm làm chồng không chỉ đánh mất hay làm thương tổn t́nh cảm vợ chồng mà c̣n làm gương xấu cho con cái. Mấy khi con cái khá giả lên được khi có người cha sống không gương mẫu, buông thả. Đấy là chưa kể đến những bi kịch lớn lao khi người cha vướng vào ṿng tội lỗi”.
![](http://giaoduc.net.vn/Uploaded/huongtra/2012_08_17/gsngnd-nguyen-lan-dung.jpg)
GS. Nguyễn Lân Dũng
Việc bù khú rượu bia sau giờ tan tầm để vui chơi với bạn bè, đồng nghiệp hay để trốn tránh việc nhà theo GS. Nguyễn Lân Dũng đó cũng là một trong những hành vi vi phạm Luật Hôn nhân và gia đ́nh: “Luật này quy định :Vợ chồng chung thủy, thương yêu, quư trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đ́nh no ấm, b́nh đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững (Điều 18); Vợ, chồng b́nh đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đ́nh (Điều 19)…”.
Cũng theo GS. Nguyễn Lân Dũng, những đấng mày râu không chăm lo gia đ́nh chu đáo và đổ dồn trách nhiệm lên đầu vợ là: “Xem nhẹ t́nh nghĩa vợ chồng và cũng là nền tảng của hạnh phúc gia đ́nh. Những người đàn ông này đă làm thương tổn đến t́nh yêu của vợ con và cũng có nghĩa là đă tự đánh mất hạnh phúc của chính ḿnh. T́nh nghĩa vợ chồng mặn mà lại là truyền thống lâu đời của nhân dân ta”.
Từ bao đời nay, người Việt Nam khi vui cũng như khi buồn đều t́m đến rượu. V́ vậy có thể xem rượu như một nét văn hóa đặc trưng trong giao thiệp, lễ nghĩa. Tuy nhiên, theo nhận định của GS Lân Dũng, văn hóa rượu chỉ có khi không lạm dụng rượu bia. Những người lạm dụng và xem nó như một thói quen rồi dẫn đến nghiện ngập không những không có trách nhiệm với gia đ́nh mà c̣n không có trách nhiệm với chính bản thân.
Nói đàn ông Việt Nam “lười và ham nhậu” là nhận xét chủ quan không đúng!
Trước lời nhận xét của một số người nước ngoài nói đàn ông Việt Nam “lười và ham nhậu” GS. Nguyễn Lân Dũng cho rằng: “Đó là một nhận xét chủ quan và mang tính khái quát không đúng. Nếu đàn ông Việt Nam đều lười và ham nhậu th́ làm sao có được sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây và xây dựng được đất nước như hiện nay. Bạn thấy biết bao các anh xe ôm, xe taxi... chịu xa rời vợ con để sống tạm bợ trong các nhà trọ chật hẹp chỉ mong sao có tiền nong nuôi vợ và giúp con cái có điều kiện ăn học để bằng bạn bằng bè. Số lười và ham nhậu nhẹt quá mức đâu phải số đông”.
![](http://giaoduc.net.vn/Uploaded/huongtra/2012_08_17/Dan-ong-ham-nhau-Bandoc-GiaoducVietNam.jpg)
Nói đàn ông Việt Nam “lười và ham nhậu” là nhận xét chủ quan không đúng!
Theo GS. Nguyễn Lân Dũng, lười và ham nhậu nhẹt chỉ chiếm một phần trong xă hội. Nói đàn ông Việt Nam như vậy là đánh đồng tất cả và thiếu khách quan. “Tôi không nghĩ là "phần lớn đàn ông Việt Nam". Có tới 70% đàn ông sống ở nông thôn, họ đâu có như vậy. Đàn ông thành thị cũng chỉ có một bộ phận nhỏ như vậy thôi” – GS. Lân Dũng khẳng định.
So sánh đàn ông Việt Nam với những người đàn ông ngoại quốc, GS. Nguyễn Lân Dũng cho rằng: “Nói chung đàn ông Việt Nam là có trách nhiệm với gia đ́nh, tận tụy lao động và thương yêu vợ con c̣n hơn cả đàn ông phương Tây ấy chứ. Tất nhiên là có sự phân công theo thiên chức. Đàn ông lo những việc nặng nhọc hơn, cố làm được nhiều tiền hơn cho gia đ́nh và v́ vậy thiên chức chăm lo gia đ́nh, con cái của người vợ thường cần nhiều hơn so với người chồng”.
Trong xă hội b́nh đẳng nhưng cũng đầy rẫy những cạm bẫy như hiện nay, là trụ cột của gia đ́nh người đàn ông nên có trách nhiệm lo toan và cáng đáng nhiều hơn. “Những người đàn ông yêu vợ thương con cần đức độ và khôn ngoan hơn trước sự cám dỗ phản khoa học của sự nhậu nhẹt bù khú có hại cho sức khỏe bản thân và hạnh phúc gia đ́nh. Mọi người cần hiểu biết và tự bảo vệ lá gan của ḿnh để có thể sống lâu với vợ con cũng như có điều kiện cống hiến nhiều hơn cho xă hội”.
Hương Trà