Mùa hè 2012, tôi cùng anh bạn người Tây Ban Nha có chuyến du lịch qua một số nước, trong đó có sử dụng tàu lửa làm phương tiện vận chuyển.
Ignacio (tên anh bạn) không ngần ngại chia sẻ với tôi cảm nhận về tàu lửa ở Việt Nam và tương tự, tôi có dịp so sánh với hệ thống tàu hiện đại ở đất nước của anh.
"Thô sơ, thú vị và một chút mạo hiểm, là cảm nhận riêng của tôi về tàu lửa Việt Nam". Ignacio đã nói như vậy khi đi tàu Việt Nam, và hãy nghe thêm các nhận định khác của anh.
Hình dáng khá cổ của một con tàu có tên là Đổi Mới. Nguồn: Internet
Tàu vận chuyển hành khách của hãng RENFR (*)
Ngoại hình "trên các bưu thiếp cổ"
Ngoại hình bên ngoài của con tàu là điều thực sự gây ấn tượng mạnh cho Ignacio. "Nó gợi lại cho tôi hình ảnh về những con tàu chạy bằng diesel của 100 năm về trước, hay ít ra chỉ còn xuất hiện trên các tấm bưu thiếp cổ của một số nước thuộc địa trước đây".
Nội thất 'thú vị'
Không có gì ngạc nhiên khi nội thất của con tàu phản ánh đúng hình thức của nó. Tàu của các bạn được trang trí các trang thiết bị theo một cách hoàn toàn riêng.
Hầu hết là khá cũ kỹ và không được bảo dưỡng. Một số toa có đặt thêm hàng loạt ghế nhựa theo dọc lối đi, thậm chí ngay cả vị trí trước cửa vào phòng vệ sinh. Tôi không hiểu với chừng ấy người sẽ xoay xở ra sao khi tàu có sự cố.
![](http://media12.baodatviet.vn/2012/08/20/C138868_9.jpg)
Hình dáng khá cổ của một con tàu có tên là Đổi Mới. Nguồn: Internet
Điều thú vị nhất có lẽ là khám phá phòng vệ sinh ở trên các toa tàu. Có một bồn cầu bằng sứ được lắp vào ở đây, cái mà đáng ra được thiết kế để nằm cố định trong một căn hộ.
Thật buồn cười khi tôi buộc phải vịn chặt 2 bàn tay mình vào bên trong phòng vệ sinh để đi vệ sinh, nếu không thì tôi có thể bị ngã bất cứ lúc nào vì sự rung động của thân tàu.
Thân tàu hầu như không được thiết kế để cách âm. Vật liệu ốp bên trong chủ yếu là gỗ ép, kính và các tấm kim loại được hoàn thiện một cách thủ công. Chính vì thế mà tiếng ồn lọt vào bên trong khoang là khá lớn.
![](http://media12.baodatviet.vn/2012/08/20/C138868_1.jpg)
Tàu vận chuyển hành khách của hãng RENFR (*).
Mạo hiểm qua khu dân cư
Trước khi tàu chạy, theo những gì mà Ignacio nghe được dịch lại, hệ thống thông báo đã phát cho mọi hành khách về những quy định "khoảng hành lang an toàn".
Nhưng thú thật, khi tàu đi qua các khu dân cư san sát hai bên đường ray thì anh mới chợt nhận ra rằng những thông báo đó dường như có vấn đề, hay ít ra là không có tác dụng.
Khoảng cách giữa hai ray của đường sắt Việt Nam vẫn nhỏ hơn 1m, như vậy gần như không có gì bảo đảm được sự an toàn khi tàu chạy với tốc độ cao. Hiện nay, khoảng cách đó ở các nước châu Âu đều phải là 1.4m.
So sánh tàu Việt và tàu Tây Ban Nha
Tên Tốc độ (km/giờ) Khoảng cách (km) Thời gian (giờ) Giá (VND) -ngồi
SE 1 (Việt Nam) 90 552 (Hà Nội-Đồng Hới) 10 400.000
RENFE (*)(Espagne) 300 550 (Madrid-Valencia) 2 780.000 (29 euro)
(*): RENFE là tên viết tắt của Red Nacional de los Ferrocarriles Españoles, một hãng tàu vận chuyển hành khách lớn nhất Tây Ban Nha.
Theo VNE