Lạm phát Trung Quốc giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 30 tháng trở lại đây trong tháng Bảy, giúp chính phủ nước này có thêm cơ hội để bổ sung các gói kích cầu nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,8% trong tháng Bảy so với một năm trước đây.
Con số này giảm từ mức 2,2% trong tháng Sáu và 3% trong tháng Năm.
Tỉ giá tiêu dùng tăng nhanh là chủ đề nóng nhất với các nước Châu Á thời gian qua
Trung Quốc đang có các nỗ lực nhằm khuyến khích tiêu dùng trong nước trong bối cảnh nhu cầu cho ngành xuất khẩu của nước này trên thế giới đang giảm mạnh.
Mức tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vào Quý Hai ở độ chậm nhất trong ba năm trở lại đây.
Sự suy giảm giá thịt heo, các loại thịt tươi cũng như các sản phẩm gia cầm từ 18,7% xuống 6,1% trong thời gian một năm đã là những yếu tố chính giúp kiềm chế tốc độ lạm phát.
Tiếp tục nới lỏng
Mức tăng trưởng thường niên của kinh tế Trung Quốc trong khoảng tháng Tư tới tháng Sáu nằm ở mức 7,6%; giảm từ 8,1% so với ba tháng trước.
Hiện đang có các quan ngại rằng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới có thể tiếp tục chậm lại trong những tháng tới.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã cắt các mức lãi suất chính hai lần kể từ đầu tháng Sáu; điều này giúp đẩy trần lãi suất cho vay xuống 6%.
Ngân hàng này cũng đã cắt giảm các khoản dự trữ yêu cầu tại các ngân hàng trong nước, qua đó tạo cơ hội cho các ngân hàng này có thêm khả năng cho người dân và doanh nghiệp vay mượn.
Giới phân tích cho rằng việc tỷ giá tiêu dùng giảm mạnh có thể khiến chính phủ phải gia tăng các biện pháp nhằm hỗ trợ tăng trưởng.
“Các con số này giúp tăng khoảng trống cho việc nới lỏng chính sách,” ông Zhang Zhiwei, trưởng kinh tế gia Trung Quốc tại Nomura, Hong Kong cho biết.
Ông cũng nói thêm rằng tỷ lệ lạm phát “có thể ở thấp hơn mức 4% chỉ tiêu” của năm, vì vậy các chính sách của chính phủ hoàn toàn có thể tập trung vào tăng trưởng
BBCNews