Tưởng rằng, việc có hai người phụ nữ trong mái nhà sẽ thường xuyên diễn ra cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Họ sống với nhau ḥa thuận, hạnh phúc.
Đến nay, người dân thôn Quảng Thượng (xă Yên Thắng, Yên Mô, Ninh B́nh) vẫn c̣n xôn xao về câu chuyện hy hữu tại địa phương. Đó là sự việc ông Nguyễn Văn Đợi (80 tuổi) lấy hai chị em ruột làm vợ.
Tưởng rằng, việc có hai người phụ nữ trong mái nhà sẽ thường xuyên diễn ra cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Họ sống với nhau ḥa thuận, hạnh phúc. Tuy nhiên, để có được ngày hôm nay, họ cũng phải trải qua nhiều nỗi đắng cay.
Lận đận t́nh duyên
Ông Đợi chia sẻ: Số tôi vốn vất vả về đường vợ con khi phải qua bốn lần đ̣. Tuy nhiên, tôi hạnh phúc v́ có chín đứa con ngoan ngoăn. Đứa con gái cả năm nay đă ngoài 50 tuổi, đứa con trai út năm nay mới lên mười.
Ông cho biết, ông lấy người vợ đầu từ khi mới 20 tuổi. Đến năm 1982, vợ ông qua đời sau một trận ốm thập tử nhất sinh khi mới 46 tuổi. Ngày ấy, do gia đ́nh ông nghèo nên không có tiền chữa bệnh cho vợ. Mấy năm sau đó, ông Đợi quyết định đi bước nữa với một người phụ nữ ở trong làng. Tuy nhiên, đến năm 1995, người vợ thứ hai cũng bỏ ông đi sau một cơn bạo bệnh.
![](http://media12.baodatviet.vn/2012/07/25/C135987_cdv-cuong.jpg)
Ông Nguyễn Văn Đợi cùng 2 người vợ và đứa con út của ḿnh (bà Khuyến bên trái, bà Suốt bên phải).
Hai người vợ đầu qua đời để lại cho ông chỉ một căn nhà dột nát và tám đứa con thơ dại. Cảnh “gà trống nuôi con” nhiều lúc khiến ông kiệt sức. Một ḿnh ông không biết xoay sở thế nào mỗi khi đứa bé khóc, đứa lớn xin tiền nộp học. Nghĩ đến đây ông quyết định đi thêm bước nữa.
Ông Đợi đón dâu lần thứ ba vào năm 1997. Được biết, cô dâu là bà Nguyễn Thị Suốt, người ở xă bên. Người đàn bà này năm nay đă 61 tuổi.
Kể đến đây, bà Suốt ngồi bên nói thêm vào: “Phận gái lỡ dở t́nh duyên, được ông ấy đặt vấn đề tôi cũng vui lắm nhưng cũng suy nghĩ nhiều. Tôi lo lắng v́ chồng đă hai đời vợ và con đàn cháu đống. Thế nhưng, khi chính những đứa con của ông ấy sang đặt vấn đề th́ tôi mới an tâm mà đưa ra quyết định về làm vợ ông ấy”.
Vậy là đám cưới của cặp vợ chồng già diễn ra trong sự ngỡ ngàng của hàng xóm. Chỉ vài mâm cơm, một ông lăo đă ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy” và người phụ nữ ngoài tứ tuần nên duyên vợ chồng.
Tuy nhiên, họ cũng chẳng thua kém ǵ các cặp vợ chồng trẻ khác. Hai người dắt nhau ra UBND xă làm giấy đăng kư kết hôn. V́ thế, chẳng ai nghĩ, ở tuổi 70, ông lăo lại thêm một lần đ̣.
Tưởng như chuyện t́nh duyên của ông sẽ ổn định ở đó. Đến năm 2001, một chuyện hy hữu xảy ra. Một ngày nọ, bỗng nhiên từ đâu xuất hiện người vợ thứ tư.
Được biết, người vợ tư tên là Nguyễn Thị Khuyến, 45 tuổi. Điều đặc biệt, bà Khuyến chính là em ruột của bà Suốt. Họ hạnh phúc chung sống với nhau trong một mái nhà. Ông Đợi c̣n kịp có với bà Khuyến một đứa con trai mang tên Nguyễn Văn Tiết, năm nay 10 tuổi.
“Màn kịch” hoàn hảo để lấy vợ thứ tư
Khi t́m hiểu về cách lấy vợ thứ tư, chúng tôi mới thấy được “mưu cao, kế sâu” của người đàn ông này. Khác với tất cả những lần trước, lần này ông Đợi phải lấy vợ “chui”.
Được biết, nhà bà Suốt có tất cả năm anh chị em. Thời kỳ chiến tranh gian khó, bố mẹ bà đă qua đời khi năm chị em c̣n nhỏ dại.
T́nh h́nh đất nước loạn lạc, cộng với việc không ai chăm sóc nên các thành viên trong gia đ́nh đă thất lạc nhau. Bà chỉ c̣n ở lại với một cô em gái và một em trai. Ngặt một nỗi, cô em gái theo bà là người không được minh mẫn như những người b́nh thường khác.
Sau khi cậu em trai kia lấy vợ, bà Suốt sống chung với em gái. Được ông Đợi ngỏ lời, bà đă đồng ư lên “xe hoa”. Cuộc sống bên nhà chồng đă khiến bà không c̣n thời gian để chăm sóc người em gái của ḿnh nữa. Thấy thương em, bà đành bàn với ông Đợi t́m cách để chăm lo cho đứa em gái của ḿnh.
Trong ánh mắt trầm tư, bà Suốt cho biết: “Lúc đó chúng tôi lấy nhau đă được năm năm nhưng chưa có với nhau mụn con. Mặc cho hai người đă cố gắng hết sức nhưng bà Suốt không có khả năng sinh con. Cuộc sống của cặp vợ chồng già ṿ vơ chỉ quanh quẩn trong ngôi nhà ba gian rộng răi. Sự cô đơn, trống trải tồn tại trong tâm trí mỗi người. Sau khi hai vợ chồng bàn bạc đă đi đến thống nhất, ông Đợi sẽ đưa bà Khuyến về chung sống như vợ chồng”.
Ông Đợi chia sẻ: “Tôi mạnh dạn đề nghị với bà Suốt cho em gái bà ấy về ở cùng một nhà. Thứ nhất là chị em có nhau cho đỡ khổ. Thứ hai là để cho cô Khuyến sinh được một đứa con. Nhưng đau đầu nhất là làm sao để cho tám đứa con của tôi chấp nhận và bà con lối xóm không dị nghị, quan trọng nhất là chính quyền xă cũng không ngăn cản”.
Lời đề nghị đó đă làm bà Suốt bất ngờ và rất cảm động. Trước tấm chân t́nh của chồng, bà gật đầu đồng ư. Một kế hoạch được đặt ra. Lúc đầu, hai người đưa bà Khuyến về chung sống với danh nghĩa là sang chăm chị ốm.
Được một thời gian, bà con lối xóm phát hiện bụng bà Khuyến mỗi ngày một to. Rồi người ta giật ḿnh khi biết bà Khuyến có bầu. Chuyện đó đă lan tỏa đi khắp mọi ngơ ngách trong vùng.
Lúc đầu, mọi người đều thắc mắc không biết cái thai trong bụng bà Khuyến là của ai. Bởi v́ người đàn bà này suốt ngày ở nhà ông Đợi, lại nửa điên nửa dại. Chẳng lẽ tác giả lại là ông Đợi?.
Khi tin đồn đă lan đi khắp nơi cũng chính là “mục đích” của vợ chồng ông Đợi hướng đến. Lúc này, ông Đợi mới lên tiếng nhận trách nhiệm cái thai đó là của ḿnh. Ông chính là bố của đứa bé trong bụng bà Khuyến. Điều đó đă không khỏi làm mọi người bỡ ngỡ nhất là các con của ông Đợi.
“Nhưng lúc đó sự thể đă rồi, chúng tôi không thể làm sao được nữa. Cái thai trong bụng bà Khuyến chính là em ruột của ḿnh. Dù bị mọi người trong làng nói nhiều lắm nhưng không dứt ḷng bỏ được”, anh Nguyễn Văn Kỷ, con trai ông Đợi nói.
Bà Phạm Thị Ḥa, hàng xóm của ông Đợi cho biết: Nhiều hôm, chúng tôi đi qua nhà, thấy ông Đợi nằm giữa, hai bà nằm hai bên mà cảm thấy “đỏ mặt”. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận là người dân cảm phục ba con người này. V́ họ có thể chung sống hạnh phúc. Người dân tự hỏi v́ sao hai người vợ có thể san sẻ t́nh cảm với nhau, chung sống cùng với một người chồng. Ông lăo 80 rồi mà vẫn c̣n hoạt bát và minh mẫn lắm. Họ sống ḥa thuận, ứng xử với bà con lối xóm không mất ḷng ai nên mọi người cũng không phàn nàn ǵ. Nhiều khi họp thôn xóm, hai bà vợ của ông Đợi c̣n khoác tay nhau. Họ cười nói vui vẻ, ḥa đồng với mọi người.
Theo ĐS & PL