Người Italia đă mơ, và giờ th́ họ bị đánh thức. Người Italia đă tin vào điều thần kỳ, nhưng giờ th́ họ hiểu vẫn có những giới hạn không thể bước qua. Nhưng giới hạn của bản thân và rất nhiều định kiến đă bị những người thiên thanh phá vỡ ở một kỳ EURO mà không ai tưởng tượng ra rằng Italia lại chơi một thứ bóng đá tích cực, đam mê đến thế và đi đến tận trận chung kết.
1. Tây Ban Nha quá mạnh và Tiqui-taca của họ vẫn ở một đẳng cấp cao hơn so với mặt bằng châu Âu, ai cũng có thể kết luận như thế khi tiếng c̣i kết thúc trận chung kết vang lên. Đó cũng không phải là điều ǵ đó quá mới mẻ, như lối chơi mà họ vẫn thể hiện suốt nửa thập kỷ qua, bằng những đường chuyền đan kín sân và triệt tiêu quyền cầm bóng của đối thủ, thậm chí là chuyền nhiều đến nhàm chán, và Tiqui-taca của 2012 cũng đă nhuốm màu sắc thực dụng: Họ không c̣n mạo hiểm như thời điểm 2008. Tây Ban Nha chơi không tiền đạo, và chỉ thực sự tăng tốc rồi dứt điểm khi cảm thấy chắc ăn.
Italia đă tan nát dưới thanh gươm ánh sáng ấy của người Tây Ban Nha, nhưng những người thiên thanh đă mang lại nhiều bất ngờ và cảm xúc hơn Tiqui-taca bị thực dụng hóa ấy. Sau nhiều năm bị đóng đinh trong định kiến rằng người Italia th́ phải chơi tiểu xảo, phải pḥng ngự, phải ŕnh rập và thực dụng đến tàn nhẫn, th́ phiên bản của Italia ở EURO lần này đă cho thấy một diện mạo hoàn toàn khác.
![](http://www3.bongda.com.vn/data/Image/2012/Thang07/05/pit.jpg) |
Pirlo (phải) và Balotelli đă có một tối buồn…- Ảnh Getty |
Đó là một Italia giàu tốc độ, sẵn sàng mở trận đấu và cho đối phương chơi bóng. Một Italia chạy như những vận động viên điền kinh và luôn hướng lên phía trước trong suốt 90 phút. Không nhiều đội tuyển ở EURO lần này dám chơi hai tiền đạo (Italia sử dụng Antonio Cassano - Mario Balotelli), và hai hậu vệ biên thậm chí có thể dâng lên chơi như tiền vệ, khi hàng tiền vệ h́nh kim cương luôn thu hẹp lại để chừa khoảng trống, và qua đó huy động tối đa lực lượng tấn công của Italia. Nhưng Italia của Cesare Prandelli đă chơi như thế. Không nhiều đội tuyển chọn giải pháp chơi ṣng phẳng với Tây Ban Nha, nhưng những người thiên thanh đă không ngần ngại lùi bước, dù cuối cùng, họ đă thảm bại v́ chính lựa chọn ấy.
Tây Ban Nha đă chơi trận đấu hay nhất từ đầu giải, nhưng lối chơi của họ có thể đạt đến trạng thái nhịp nhàng và tinh thần thi đấu có thể hưng phấn đến thế, khi Italia không chủ động phạm lỗi, chơi rắn, tiểu xảo để khiến Tiqui-taca đứt mạch. Chelsea đă đá như thế để loại phiên bản Tiqui-taca ở cấp câu lạc bộ là Barcelona khỏi Champions League. Croatia cũng từng đá thế và suưt chút nữa khiến Tây Ban Nha phải ôm hận ở ṿng bảng. Ở trận bán kết, Bồ Đào Nha đă phạm lỗi tổng cộng 31 lần và khiến Tây Ban Nha không thể chơi bóng đúng như họ mong muốn.
Nhưng tại trận chung kết, chính Tây Ban Nha mới là đội phạm lỗi nhiều hơn (17 so với 10 lỗi bên phía Italia). Italia đă sai lầm khi áp dụng một lối chơi “nguyên bản” đến ngây thơ như thế, trước một Tiqui-taca được thực dụng hóa và chỉ chờ có vậy để thăng hoa, nhưng đó là tinh thần luôn nhất quán của Italia dưới triều đại Prandelli. Nếu như người ta luôn khen ngợi Tây Ban Nha v́ luôn trung thành với một lối chơi trong nhiều năm qua, th́ những người thiên thanh cũng xứng đáng nhận được lời khen tương tự, v́ họ đă không thay đổi ngay cả khi phía trước là một thử thách vĩ đại, và ngay cả khi vận đen đă đẩy họ vào thế chỉ c̣n chơi với 10 người.
![](http://www3.bongda.com.vn/data/Image/2012/Thang07/05/pit1.jpg) |
Nhưng các cổ động viên Italia vẫn c̣n cả tương lai đầy hứa hẹn phía trước- Ảnh Getty |
2. Tây Ban Nha là người chiến thắng cuối cùng, nhưng trên chặng đường đă qua, Italia mới là đội bóng để lại nhiều cảm xúc hơn. Họ không được xây dựng dựa trên một bộ khung đă chinh chiến bên nhau nhiều năm và giành rất nhiều danh hiệu như TBN, mà chỉ là sự kết hợp của một vài cầu thủ c̣n sót lại từ thế hệ Berlin, và một đội ngũ thiếu vắng ngôi sao và kinh nghiệm quốc tế. Trước giờ EURO khai màn, nhân sự của đội Italia c̣n trải qua một phen biến động v́ scandal mua bán độ mới phanh phui, thậm chí đến mức ông Prandelli từng “dọa” rằng Italia sẽ không đến EURO.
Nhưng cuối cùng th́ họ vẫn đến, và suưt nữa đă chinh phục tất cả. Trận ḥa 1-1 trước chính Tây Ban Nha ở ṿng bảng là một bất ngờ mà sự quả cảm của những người Italia đă khiến tất cả phải ngả mũ. Họ vượt qua đội tuyển Anh trong một trận tứ kết nghẹt thở mà hết xà ngang và thủ môn Joe Hart đă thử thách đến tận cùng sự kiên nhẫn của những người thiên thanh, trước khi chiến thắng được mở ra với một cú “xúc th́a” kinh điển của Andrea Pirlo. Trận bán kết trước Đức là 90 phút bùng nổ của những người thiên thanh, khi họ khuất phục một đội tuyển đă trải qua cuộc cách mạng tấn công hơn nửa thập kỷ, chỉ với một cuộc cách tân vội vă được thực hiện trong hai năm dưới triều đại Prandelli.
3. Bản anh hùng ca đă trở nên dang dở ở trận chung kết, nhưng những cảm xúc mà họ tạo ra vẫn sẽ được lưu giữ măi. Chỉ có một chút tiếc nuối cho Andrea Pirlo, người đă chơi giải đấu hay nhất trong sự nghiệp của anh, nhưng cũng không thể bước qua được một định mệnh đă từng ngăn cản Zinedine Zidane sáu năm về trước tại Berlin, cũng ở tuổi 34.
Vinh quang thuộc về Tây Ban Nha và Andres Iniesta, những người trẻ hơn, và thật sự là mạnh hơn. Nhưng Italia và Pirlo đă thách thức và vượt qua những giới hạn lớn lao, để chính sự dở dang của vinh quang lại đem đến một sự trọn vẹn về cảm xúc. Màu thiên thanh không phủ kín trời Kiev, nhưng phủ kín mọi trái tim.
Theo Thể Thao & Văn Hóa Online