Vườn treo Babylon, hải đăng Alexandria hay tượng thần Zeus... là những kỳ quan của thế giới bị biến mất từ hàng ngh́n năm trước... bởi sự tàn phá của thiên nhiên và chính con người.
Đền cổ Timbuktu, Somalia
Tuần trước, Liên Hiệp Quốc thông báo công nhận thành phố cổ này là một Di sản Văn hóa Thế giới, với 16 lăng tẩm cổ cần phải được bảo vệ.
Thế nhưng, ngày 1/7, các phần tử thuộc nhóm phiến quân Hồi giáo Ansar Dine đập phá đền thờ cổ. Người phát ngôn của Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon nói rằng, những vụ tấn công nhắm vào các di tích văn hóa thế giới như vậy là “hoàn toàn không thể biện minh được".
Tượng Phật Bamiyan, Afghanistan
Đây là 2 bức tượng Phật lớn nhất thế giới được khắc sâu vào núi đá ở Bamiyan, Afghanistan cách đây trên 1.500 năm, trong đó gồm một bức cao 53 m, một bức cao 38 m. Tháng 3/2001, nhân loại bất lực chứng kiến chính quyền Taliban dùng thuốc nổ đánh sập di sản văn hóa độc nhất vô nhị của nhân loại, khiến cả thế giới phẫn nộ.
Vườn treo Babylon, Iraq
Vườn treo Babylon và những bức tường của Babylon từng được coi là một trong 7 kỳ quan của thế giới. Chúng được cho là do vua Nebuchadnezzar II xây dựng nên từ khoảng năm 600 trước Công nguyên. Vườn treo có thể không thực sự là "treo" theo nghĩa đen, tức là được treo lên bằng các loại dây. Đây là nơi nuôi những loài động vật quư hiếm được đưa về từ khắp nơi trên thế giới.
Tên của nó bắt nguồn từ việc dịch không chính xác từ "kremastos" trong tiếng Hy Lạp hay từ "pensilis" trong tiếng La tinh, vốn không chỉ mang nghĩa là "treo” mà là "nhô ra ở trên," như trường hợp một sân thượng hay một ban công. Babylon có thể bị phá hủy bởi một số trận động đất trong thế kỷ 2 trước Công nguyên.
Đền Artemis, Thổ Nhĩ Kỳ
Đền Artemis là đền thờ nữ thần săn bắn Artemis, nằm ở thành phố Ephesus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Nó được xây dựng từ đá cẩm thạch bởi kiến trúc sư Chersiphron và con là Metagenes. Đền mang phong cách nghệ thuật Hy Lạp và có chiều dài 115 m, rộng 55 m, bao gồm 127 cột đá. Đền Artemis được xây dựng trong 3 giai đoạn, trước khi bị phá hủy lần đầu vào năm 401 trước Công nguyên. Năm 268 sau Công nguyên, ngôi đền này bị phá hủy hoàn toàn bởi một cuộc tấn công của người Goth, một bộ lạc ở Đông Đức và lịch sử sau đó của ngôi đền này trở nên mờ mịt. Chỉ một phần rất ít của công tŕnh c̣n tồn tại cho đến nay. Người ta chỉ bảo quản được bục đài và một cột đền duy nhất được gia cố bằng bê tông.
Tượng thần Zeus, Hy Lạp
Tượng thần Zeus cao 12 m được làm từ ngà voi và đặt trên đế làm bằng đá cẩm thạch cao 1m. Nó là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại. Bức tượng do nhà điêu khắc cổ đại nổi tiếng là Phidias tạo ra vào khoảng năm 435 trước Công nguyên. Được dựng lên trong đền thờ thần Zeus ở Olympia, Hy Lạp, bức tượng này được cho là bị chuyển tới Constantinople, nơi nó bị phát hủy v́ một vụ hỏa hoạn lớn vào năm 475 sau Công nguyên. Trong khi đó, những người khác lập luận rằng, bức tượng bị phá hủy cùng ngôi đền vào năm 425.
Lăng mộ Halicarnassus, Thổ Nhĩ Kỳ
Lăng mộ Maussollos (hay Lăng Halicarnassus) là một lăng mộ được xây dựng giai đoạn 353 – 350 trước Công nguyên tại Halicarnassus (Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay). Công tŕnh này dành cho Mausolus, vị vương hầu một tỉnh thời Đế chế Ba Tư. Nó được 2 kiến trúc sư Hy Lạp Satyrus và Pythius thiết kế.
Công tŕnh cao gần 45 m và mỗi mặt đều được trang trí bởi một trong 4 nhà điêu khắc nổi tiếng Hy Lạp. Khi hoàn thành, công tŕnh được coi là một thành công lớn về nghệ thuật tới mức nó được coi là một trong 7 kỳ quan thế giới. Tuy nhiên, sau 16 thế kỷ tồn tại, một loạt trận động đất phá hủy ngôi đền tuyệt mỹ này. Hiện ngôi đền chỉ sót lại nền móng cùng với một bảo tàng nhỏ. Một số bức điêu khắc c̣n tồn tại hiện được trưng bày trong Bảo tàng Anh tại London.
Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes, Hy Lạp
Tượng thần Mặt trời ở đảo Rhodes, Hy Lạp là tượng đồng khổng lồ về thần mặt trời Helios - vị thần bảo hộ của Rhodes. Tượng được một nhà điêu khắc Hy Lạp dựng nên trong khoảng 292 - 280 trước Công nguyên nhằm ăn mừng chiến thắng của người cai quản đảo Sip là Antigonus I Monophthalmus. Bức tượng cao khoảng 33 m và tồn tại 56 năm, trước khi bị một trận động đất phá hủy vào năm 226 trước Công nguyên. Nó được xem là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại.
Hải đăng Alexandria, Ai Cập
Hải đăng xây dựng dưới thời vua Ptolemy I, khánh thành khoảng năm 201 trước Công nguyên dưới thời vua Ptolemy II. Nó bị hư hại nặng trong những trận động đất năm 956, 1303 rồi sụp đổ hoàn toàn năm 1323. Phần móng của nó c̣n sót lại cũng biến mất vào năm 1480. Ngoại trừ Kim tự tháp ở Giza, hải đăng là công tŕnh cao nhất trong thế giới cổ đại.
Nó được đặt ngay lối vào cảng Alexandria, gồm 3 tầng, chiều cao khoảng 135 m. Bậc dưới cùng h́nh vuông, gồm nhiều pḥng cho bộ phận canh gác hải đăng thường trực, gia súc và lương thực. Lối vào được tôn cao, đi vào bằng con đường dốc bắt đầu từ phần nền bao quanh tháp. Bên trong bậc h́nh vuông thấp hơn là một vách tường đỡ các phần trên của hải đăng, đến được phần trên này bằng con đường dốc xoáy trôn ốc bên trong. Bậc ở giữa có h́nh bát giác, phía trên bậc này là phần h́nh tṛn có tượng thần Zeus.
Thành phố cổ Atlantis
Truyền thuyết nói rằng, thành phố Atlantis là một thành phố cổ đại giàu có đáng kinh ngạc. Không những thế, Atlantis c̣n là một lục địa khổng lồ với một nền văn minh phát triển rực rỡ. Theo dự đoán của các nhà khoa học, Atlantis tồn tại trên Trái đất khoảng 11.000 năm trước. Chính kho báu mà nó sở hữu cùng sự bí ẩn liên quan tới sự tồn tại và biến mất của nó khiến Atlantis trở thành mối quan tâm t́m kiếm hàng đầu của nhiều nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới. Theo nhà triết học Hy Lạp cổ đại lừng danh Plato, Atlantis là một thế lực ở Đại Tây Dương. Thành phố này bị ch́m xuống biển vào một "ngày bất hạnh" sau khi thất bại trong việc xâm chiếm Athens. Các nhà khoa học sau này dự đoán, Atlantis cổ đại nằm ở rất nhiều địa điểm, nhưng chưa nơi nào được chứng minh chính xác.
Mộ của Thành Cát Tư Hăn
Bí ẩn về nơi an nghỉ cuối cùng của Thành Cát Tư Hăn vẫn làm điên đầu các nhà khảo cổ học trong nhiều thế kỷ qua, sau khi vị Hoàng đế vĩ đại này qua đời vào năm 1227. Thi thể của Thành Cát Tư Hăn được cho là đă được đưa về Mông Cổ nhưng nơi chôn cất ông vẫn chưa được t́m thấy. Tháng 8/2001, một nhóm thám hiểm Mỹ - Mông Cổ công bố t́m thấy một khu nghĩa địa nghi là lăng mộ của Đại Hăn. Đây là khu mộ có tường đá bao quanh, trên một sườn đồi cách Ulan Bator, Thủ đô của Mông Cổ, 320 km về phía Đông Bắc. Tuy nhiên, việc xác minh lăng mộ này liệu có phải là của Thành Cát Tư Hăn hay không vẫn chưa có kết quả.
Theo Infonet.vn