'87, 88, 89, mẹ ơi! Cố t́m thêm một vỏ lon nữa đi', đứa con trai cao to ngọng nghịu như trẻ lên ba. Bà mẹ già gù lại lục lọi trong đống hỗn độn cơ man là rác, moi ra thêm được 3 lon nữa. Niềm vui bừng sáng trên khuôn mặt hai mẹ con.
Cậu con trai to cao khoảng 1,8 mét ở bên đếm vỏ lon bia hộ bà nhưng đếm trước quên sau. Ảnh: Phan Dương.
Căn pḥng chừng 17m2, khu tập thể B3, Thành Công, Ba Đ́nh, Hà Nội vừa là nơi sinh hoạt vừa là nơi tập kết phế liệu nhặt được của hai mẹ con bà Nguyễn Thị Den. Thành thử, ngoài một chiếc giường với chăn, đệm tinh tươm th́ tứ phía đều chất đầy các loại lon bia, b́a giấy, túi bóng, quần áo cũ... Bà Den nói rằng trước đây nhà bà ở nơi khác nhưng khi bị thu hồi đất th́ gia đ́nh bà được phân cho căn hộ này.
Năm nay bà Den 62 tuổi nhưng trông già hơn thế rất nhiều. Khuôn mặt kham khổ, chằng chịt các vết nhăn đen sạm. Mái tóc bà lốm đốm bạc, khô xác xơ, vón thành cục mà như bà nói "tôi bận đến nỗi chẳng c̣n thời gian mà chải tóc".
Nhưng chỉ thế th́ bà đă không phải khổ. Cuộc đời bà bất hạnh từ tai nạn gặp phải năm 6 tuổi. "Tôi trèo cây bị ngă găy xương cột sống nhưng lại cứ nghĩ đau bụng b́nh thường. Ngày xưa chẳng chụp chiếu ǵ nên tôi chỉ đi chữa đau bụng khắp các bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai mà không khỏi", bà kể.
Vậy nên, song song với quá tŕnh trưởng thành, bà Den cũng phải hứng chịu những chứng bệnh như lao hạch, mụn nhọt do tai nạn đó gây nên. Bây giờ xương cột sống nhô cao, kéo chùng cơ thể xuống khiến bà chỉ có thể nằm nghiêng khi ngủ. Cố thẳng người mà bà chỉ đứng ngang chiếc xe đạp. Khắp cơ thể lại có những sẹo lơm sâu, to như ngón tay do mụn nhọt gây nên.
V́ ở nhà tập thể không có nơi để phế liệu, bà Den đành chất cả những ǵ nhặt được đêm qua vào trong nhà. Hai, ba ngày bà mới phân loại, đi bán một lần. Ảnh: Phan Dương.
Bà Den tủi phận tật bệnh nên không muốn lập gia đ́nh. Tuổi c̣n trẻ, bà buôn bán khét tiếng ở chợ Đồng Xuân nhưng theo hàng xóm th́ trong một lần cháy chợ, bà lại tay trắng.
Hơn 40 tuổi, Bà Den chấp nhận làm vợ hai và sinh được một cậu con trai. Niềm vui ngắn chẳng tày gang, đứa con có lớn nhưng chẳng có khôn. "Nh́n nó th́ biết chứ hỏi làm ǵ cho đau ḷng. Nó to xác nhưng có biết suy nghĩ làm ăn ǵ đâu. 20 tuổi đầu mà cả ngày chỉ chơi với đám con nít", bà than thở.
Cách đây 7 năm, ông chồng qua đời mà như lời bà nói "ông đến chẳng mang ǵ và đi cũng chẳng để lại ǵ cho mẹ con tôi".
Bà Den có một người em trai cùng cha khác mẹ nhưng từ ngày người ấy chuyển sang Đức sinh sống đă không liên lạc, cũng không c̣n giúp đỡ được bà. Cuộc sống của hai mẹ con càng vất vả hơn khi giờ đây bà tuổi già, sức yếu không đi làm thuê kiếm mướn được nữa.
"Tuổi càng già, xương tôi càng bị kéo xuống. Những cơn đau liên tục hành hạ cộng với mụn nhọn lại thường xuyên mọc trên cơ thể", vừa nói bà vừa xắn quần cao đến tận bẹn cho xem những sẹo lớn, sẹo nhỏ lơm sâu trên cơ thể.
Ban đêm, bà Den lại lọ mọ khắp các phố phường Hà Nội nhặt rác mưu sinh. Ảnh: Phan Dương.
Để có tiền cho cậu con trai học trung cấp tin học (theo diện xin vào) th́ từ cách đây 6 tháng, bà Den bỏ nghề làm thuê mà tập tành đi nhặt đồng nát. Đêm đêm, bà dắt chiếc xe cọc cạch đạp khắp đường La Thành rồi mọ mẫm vào phố cổ. Ban ngày, bà phân loại mớ đồng nát vừa nhặt được đem bán. Thời gian c̣n lại bà làm thêm ở một quán photo.
"Tôi bận đi làm cả ngày nên cũng không biết mà làm chính sách hỗ trợ người tàn tật, chứ nếu không mỗi tháng cũng có thêm vài trăm ngàn", bà Den ao ước.
Một người hàng xóm của bà cho biết: "Trời mưa gió vẫn thấy bà ấy đi nhặt rác, có hôm 2h sáng, có hôm tận 4, 5h mới về. Khổ thân người đă c̣ng lại có đứa con dại, không được nhờ vả. V́ vậy, mọi người đă để bà dọn dẹp vệ sinh khu tập thể rồi hàng tháng hỗ trợ cho bà ít tiền".
Anh Thắng - Cảnh sát khu vực phường Thành Công cho biết thêm: "Hai mẹ con bà Den là trường hợp có đời sống khó khăn của phường. Bản thân bà ấy bị tật, tuổi cao nhưng c̣n phải chăm sóc con".
Phan Dương/vne