Nhận thức được rằng không thể cùng một lúc đối đầu với cả Philippines và Nhật Bản nên Trung Quốc đă lựa chọn giải pháp “đấu dịu” với Tokyo.
Trung-Nhật cam kết giải quyết vấn đề nhạy cảm
Hôm 11/6, giới chức cấp cao hai nước với đại diện của phía Trung Quốc là Thứ trưởng Ngoại giao Trương Trí Quân và người đồng cấp Nhật Bản Kenichiro Sasae đă có cuộc đối thoại chiến lược định kỳ nhằm thảo luận thẳng thắn về các vấn đề song phương và khu vực.
Các Nghị sĩ Nhật Bản thăm đảo Senkaku hôm 10/6.
Ảnh: Chinanews
Cuộc đối thoại chiến lược lần thứ 13 diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang căng thẳng do kế hoạch của Thị trưởng Tokyo mua lại 3 ḥn đảo lớn thuộc quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Kết thúc cuộc họp, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Trí Quân và Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba đă nhất trí hai nước cần phải làm việc để hướng tới phát triển ổn định quan hệ song phương bằng cách giải quyết thỏa đáng những vấn đề nhạy cảm.
Trước đó, phản ứng trước việc các nghị sĩ Nhật Bản đến đảo Senkaku "câu cá", hôm 11/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vĩ Dân tái khẳng định đảo Điếu Ngư là một bộ phận lănh thổ “không thể tranh căi” của Trung Quốc, bất kỳ hành động đơn phương nào ở quần đảo Điếu Ngư là "bất hợp pháp và không hợp lệ”.
Đồng thời, ông Lưu yêu cầu Tokyo lập tức ngừng ngay các hành động “gây thêm rắc rối” ở đảo Điếu Ngư/Senkaku và có những hành động cụ thể để bảo vệ mối quan hệ Trung-Nhật.
Chuyến thăm của các nghị sĩ Nhật Bản trong bối cảnh giữa hai nước đang xảy ra tranh căi liên quan đến kế hoạch mua lại ḥn đảo này của Thị trưởng Tokyo. Trong khi đó, ngày 11/6, Ủy ban Giám sát chi tiêu hành chính của Hạ viện Nhật Bản cũng tổ chức cuộc điều trần về kế hoạch của Chính quyền TP Tokyo quyên góp tiền để mua lại ba đảo trên quần đảo Senkaku.
Trung Quốc làm căng với Philippine
Quan hệ giữa Trung Quốc và Philippine ngày càng căng thẳng liên quan đến việc tranh chấp chủ quyền đối với băi đá cạn Scaborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham). Hôm 11/6, Trung Quốc tuyên bố sẽ tiếp tục duy tŕ tàu thuyền ở khu vực này để thực thi pháp luật, quản lư và cung cấp dịch vụ.
Một tàu hải giám của Trung Quốc.
Ảnh: THX
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vĩ Dân cho biết: “Tàu thuyền đánh cá Trung Quốc sẽ tiếp tục hoạt động trong vùng biển Hoàng Nham một cách b́nh thường và không c̣n bị quấy rối. Trung Quốc không muốn thấy có thêm bất kỳ phản ứng khiêu khích nào ảnh hưởng đến quyền lợi của Trung Quốc”.
Ông Lưu cũng cho biết, Bắc Kinh đang tiếp tục đối thoại với Philippines về cách giải quyết thích đáng với vụ việc Hoàng Nham và cải thiện quan hệ song phương. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Philippines thông báo rút hết tàu tuần tra và tàu đánh cá ra khỏi khu vực tranh chấp để “giảm bớt căng thẳng”.
Căng thẳng ngoại giao Manila-Bắc Kinh bắt đầu từ ngày 8/4 khi Philippine phát hiện một số tàu cá của Trung Quốc tại băi cạn Scarbourough cách đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 230 km về phía Tây. Tàu BRP Gregorio del Pilar của Philippines được cử đến nhưng bị hai tàu hải giám ngăn không cho bắt giữ tàu cá Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, ông Raul Hernandez, tuần trước cho hay các tàu chính phủ của cả hai phía đều đă rút khỏi Scarborough. Tuy nhiên, 30 tàu cá Trung Quốc vẫn “bám trụ” tại băi cạn, trong khi không c̣n ngư dân Philippines nào ở khu vực này. Có vẻ như những nhượng bộ của Philippines đă không được đáp lại.
P Loan (Tổng hợp)
theo đv