So với các nước thuộc khu vực Bắc Âu, Na Uy là nơi quy tụ người Việt Nam đông đảo nhất với khoảng hơn 20 ngh́n người. Phần lớn họ tập trung sinh sống tại thủ đô Oslo và một số vùng phụ cận phía đông của Na Uy Với bản tính cần cù, chịu khó, dễ ḥa nhập, rất nhiều người Việt ở đây đă thành công.
Một tiệm phở Việt ở thủ đô Oslo
Từ khi mới sang sinh sống, định cư tại đất nước Bắc Âu xa xôi này, mặc dù c̣n gặp nhiều khó khăn trong việc hội nhập lối sống, nếp văn hoá, ngôn ngữ… nhưng so với các sắc dân khác, người Việt Nam vẫn được đánh giá là những người có đầy sự nhiệt t́nh, sẵn sàng hội nhập vào các sinh hoạt xă hội của người bản xứ tại điạ phương, đồng thời vẫn giữ được sự gần gũi với người đồng hương. Bên cạnh đó họ c̣n được đánh giá cao v́ đức tính cần cù, siêng năng chăm chỉ, học giỏi.
Hiện tại đa số các gia đ́nh người gốc Việt đều có cửa hàng kinh doanh riêng. Chẳng hạn, tại thủ đô Oslo không ít người đều biết về gia đ́nh anh Nguyễn Văn Khái và chị Đoàn Thị Mây là những người gốc Việt. Chị Mây kể: "Tôi rời khỏi quê hương Thái B́nh khi vừa tṛn 17 tuổi. Sau khi được chính phủ Na Uy cho phép định cư, bắt đầu từ hai bàn tay trắng, chịu khó lao động, sau quăng thời gian dài hơn 20 năm vất vả, hiện nay vợ chồng tôi đă trở thành chủ nhân của 3 khu siêu thị lớn tại khu phố cổ của Oslo mà mọi người ở đây quen gọi là Phố chợ Việt Nam...”. Đáng chú ư, ở các siêu thị của anh chị Khái và Mây có bán cả quả cau, lá trầu không, hạt mít, lá chanh, lá sả, tương cà mắm muối, rau muống, rau lang, rau dền... Hầu như tất cả đặc sản quê hương Việt Nam đều có tại siêu thị này. Hơn nữa, mặc dù đều đă thành danh nơi xứ người, nhưng anh Khái, chị Mây cùng 3 cô con gái đều có lối sống ḥa đồng và giàu t́nh cảm. Họ luôn sẵn ḷng giúp đỡ những người đồng hương vừa mới t́m đến Na Uy lập nghiệp, luôn quan tâm đến việc vận động quyên góp tiền bạc gửi về nước giúp đỡ người nghèo.
Người Việt ở Na Uy
Một trường hợp khác là chị Vũ Như Thế, năm nay 40 tuổi đang công tác tại Ṭa nhà Chính phủ Na Uy. Chị Thế tâm sự: "Rời quê hương G̣ Vấp (TP. HCM) từ năm 1995, tôi theo chị gái sang lập nghiệp tại Na Uy. Chồng tôi hiện làm việc tại hăng DATA, c̣n tôi làm đầu bếp tại khu nhà ăn của Ṭa nhà Chính phủ. Chúng tôi đă có 3 đứa con đang ở tuổi học sinh phổ thông. Nói chung, cuộc sống ở Oslo của gia đ́nh tôi tương đối ổn định, không phải quá lo lắng về vấn đề vật chất. Công việc khá bận rộn nên từ năm 1995 đến nay tôi mới chỉ về nước được một lần nên lúc nào trong tôi cũng đau đáu hai tiếng quê nhà”.
Có một điều khá đặc biệt, con cái những người Việt ở Na Uy hầu như đều biết nói rành rẽ tiếng Việt hơn con cái các gia đ́nh người Việt ở Pháp hay ở Mỹ. Chính sự quan tâm của các bậc cha mẹ người Việt ở Na Uy đă giúp cho con em họ biết giữ ǵn ngôn ngữ tiếng Việt.
Cách nay ít lâu, vào tháng 5-2011, Hội người Việt Quê hương tại Na Uy đă tổ chức Lễ ra mắt thành lập Hội ngay tại Oslo. Đến tham dự buổi lễ có đông đảo bà con kiều bào và các lưu học sinh Việt Nam tại Oslo. Theo lời ông Phạm Thanh Phả, Chủ tịch đầu tiên của Hội: "Hội người Việt Quê hương được thành lập nhằm nuôi dưỡng và phát triển văn hóa Việt tại Na Uy, tổ chức các hoạt động giao lưu của người Việt tại Na Uy cũng như thúc đẩy sự ḥa nhập của người Việt vào xă hội Na Uy. Mong rằng trong thời gian tới, Hội sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh để trở thành ngôi nhà chung của cộng đồng người Việt ở Oslo nói riêng và trên toàn đất nước Na Uy nói chung…”
Nguồn: Như Quỳnh/ Daidoanket