- Mỹ vừa phóng lên quỹ đạo vệ tinh liên lạc quân sự thế hệ mới AEHF (Advanced Extremely High Frequency) bằng tên lửa đẩy Atlas 5. Hăng Reuters ngày 5/5 dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết.
Vụ phóng được thực hiện vào lúc 14:24 ngày 4/5 theo giờ Bắc Mỹ từ một sân bay vũ trụ ở mũi Canaveral. Đây là vệ tinh AEHF thứ hai được Mỹ đưa lên quỹ đạo. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ phóng tổng cộng 4 vệ tinh loại này.
Vệ tinh AEHF do tập đoàn Lockheed Martin nghiên cứu chế tạo. Mỗi chiếc có giá thành trên một tỷ USD và thời gian phục vụ là 14 năm.
Vệ tinh AEHF-2 được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Atlas 5 hôm 4/5
Chiếc AEHF đầu tiên được Mỹ đưa lên quỹ đạo từ ngày 14/8/2010. Tuy nhiên, do trục trặc kỹ thuật nên phải mất 14 tháng sau khi phóng lên, vệ tinh này mới đi vào hoạt động. Phải tới tận cuối tháng tư vừa qua, Lockheed Martin mới chuyển giao vệ tinh AEHF đầu tiên này cho Bộ Quốc pḥng Mỹ.
Các vệ tinh AEHF sẽ thay thế hoàn toàn các vệ tinh Milstar đă lạc hậu. Tuy nhiên, AEHF vẫn hoàn toàn tương thích với các vệ tinh cũ và các thiết bị liên lạc mặt đất hiện có của Mỹ. Nhưng các vệ tinh mới này sẽ cho phép Mỹ từng bước chuyển sang sử dụng công nghệ tiên tiến hơn.
Vệ tinh liên lạc quân sự AEHF của Mỹ
Điểm nổi bật của AEHF là sử dụng tần số siêu cao. Điều này cho phép vệ tinh AEHF chuyển tại dữ liệu với tốc độ nhanh gấp 6 lần và dung lượng gấp 10 lần so với các vệ tinh cũ Milstar.
Ngoài ra, các vệ tinh AEHF có khả năng chống nhiễu cực tốt và bảo đảm bí mật thông tin một cách tối đa.
Vệ tinh AEHF thứ hai của Mỹ được đưa lên quỹ đạo trong bối cảnh Trung Quốc hồi cuối tháng tư vừa qua cũng vừa thực hiện thành công vụ phóng cùng lúc 2 vệ tinh định vị lên quỹ đạo. Giới chuyên gia đánh giá đây là một phần trong việc thực hiện tham vọng xây dựng hệ thống định vị toàn cầu riêng của Trung Quốc.
Vệ tinh Bắc Đẩu thứ 12 và 13 đă được Trung Quốc đưa vào quỹ đạo hôm 30/4 bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-3B
Hôm 30/4, Trung Quốc đă sử dụng tên lửa đẩy Trường Chinh-3B để phóng cùng lúc 2 vệ tinh Bắc Đẩu 12 và 13 lên quỹ đạo. Vụ phóng kép này giúp Trung Quốc tiết kiệm tên lửa và chi phí. Trong năm nay, Trung Quốc sẽ phóng thêm 3 vệ tinh định vị nữa, nâng tổng số vệ tinh thuộc hệ thống Bắc Đẩu lên con số 16.
Trung Quốc dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu với tổng cộng 30 vệ tinh được đưa lên quỹ đạo. Hệ thống này được cho là nhằm cạnh tranh với các hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ, Glonass của Nga và Galileo của châu Âu.
Đông Triều
theo PN