Người Việt tại Nga: Tiếng gọi nức nở từ rừng xa... - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 12-20-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 142,660
Thanks: 11
Thanked 13,296 Times in 10,617 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 177
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Người Việt tại Nga: Tiếng gọi nức nở từ rừng xa...

Tiếng chuông điện thoại bỗng vang lên như bao tiếng chuông khác: dồn dập, ngóng chờ...Đầu dây là giọng nói của một cô gái trẻ xa lạ, run rẩy, ngập ngừng...Có ai đó đă cho em số điện thoại của tôi. Em vớ lấy như vớ một mảnh gỗ mỏng manh giữa ḍng nước xoáy. Tôi chợt nhớ lại hồi nhỏ tôi từng thoát chết nhờ khúc gỗ mục trôi sông.

Tiếng nói ngắt quăng, nghẹn ngào khiến tôi kiên nhẫn lắng nghe. Chuyện của em buồn miên man.

... Em là con lớn trong một gia đ́nh công giáo nghèo đông con ở miền Nam. Em quyết định ra đi, thử kiếm tiền ở xứ lạ quê người v́ mong muốn giúp cha mẹ chu cấp cho những đứa em ăn học thành tài. Lúc ở Việt nam, em đang có công việc ổn định, tuy lương không nhiều nhưng đủ giúp mẹ mua áo mới, sắm tập vở cho đàn em nhỏ. Một công ty môi giới đưa em sang đây với lời hứa hẹn sắp xếp cho em một chân quản lư ở xưởng, như công việc em vẫn thường làm lúc ở Việt nam.

Chuyến bay cuối năm 2010 đă đưa em đến nước Nga, với tấm biên nhận đă chồng đủ chi phí 27 triệu đồng cho chuyến đi. Ánh mắt dơi theo của cha mẹ già và đám em nhỏ qua lớp kính pḥng chờ ở sân bay càng làm em tự tin, rảo bước…Một xưởng may cùng giường ngủ bị cháy làm 5 người thiệt mạng

Người ta đưa em về một khu xưởng xa mà em cũng không rơ địa chỉ, em không nhớ lối ra, chỉ nhớ khu rừng rậm rạp quanh xưởng tối om… Cuộc sống học việc của em bắt đầu từ đó, khi chẳng ai cần người quản lư, mà em lại không biết nghề may. Gần 80 con người chen chúc trong một khu vừa là xưởng vừa là nhà ở. Hai người ở chung một hộc được đóng bằng gỗ tạp: Cao 1,2 m, rộng 1,5 m, dài 2m, hệt như những chiếc ḥm gỗ chồng lên nhau, đóng chặt những kiếp người? Ai không thích đi làm, chủ xưởng vẫn cho ăn, vẫn có chỗ ngủ với cái giá đồng đều: 4 ngh́n rúp mỗi tháng. Tiền nợ ăn ở ghi chồng lên nhau qua năm tháng, cộng thêm số tiền 1000 đôla mà ông chủ đă bỏ ra “mua” em từ tay người môi giới tại Nga. Chị bạn cạnh bên may mắn hơn v́ người ta “mua” chị rẻ hơn, với giá 800 đôla. Và cứ thế, chúng em như những con trâu kéo cày trả nợ, ai trả hết nợ, xếp hàng đến lượt chủ duyệt cho phép về, ai muốn ở lại kiếm thêm cũng không ai cấm.

Tiếng em kể như gió thoảng… Những bóng người không giấy tờ, không một xu dính túi, không biết nói tiếng Nga và lối ra khỏi xưởng, th́ c̣n biết đi đâu về đâu ngoài việc tuân theo con đường chủ vạch sẵn. Cũng có nhiều người bỏ trốn, nhưng em sợ, sợ bị phạt đứng ngoài tuyết lạnh, sợ bị đánh, sợ cả bóng tối bủa vây trong khu rừng. Ai đó kể rằng có chị đă từng bị làm nhục lúc trốn đi...

3 tháng đầu em xin học việc với một cặp vợ chồng. Ở đây người ta không làm theo dây chuyền theo cách ở Việt nam. Cứ một nhóm 2 đến 3 người cùng làm và được trả công theo sản phẩm. Những người may giỏi tự nhận thợ học việc theo ư thích. Họ tùy ư truyền nghề hay trả công cho đám học việc. Muốn mau chóng biết may, để tự làm ra sản phẩm, trả hết nợ cho chủ, có điều kiện để thoát khỏi nơi này th́ đám người không tay nghề phải nhẫn nhịn với "thầy". Ba tháng xỏ kim, cắt chỉ mỗi ngày 12 tiếng, em không nhận được một đồng rúp nào. Bốn tháng kế tiếp em xin đổi “thầy”, đôi công nhân trẻ chỉ bảo công việc, em bắt đầu chần bông, may lớp lót. Trước khi rời xưởng, họ trả cho em 5 ngh́n rúp tiền công phụ, món tiền đầu tiên làm ra được ở xứ người khiến em rơi nước mắt. Em cứ ṃ mẫm, học việc từng chút, đến cuối cùng sau 9 tháng em và chị bạn cùng quê đă có thể tự ghép được con áo kurka (áo phao mùa đông) với cái giá 130 rúp cho một chiếc áo thành phẩm. Lúc này số nợ tiền ăn ở của em đă lên đến gần 40 ngh́n rúp, trừ tiền công phụ việc 5 ngh́n vẫn c̣n lại con số ngót nghét hơn 30 ngh́n rúp, cộng thêm số tiền 1000 đôla chủ “mua” em, vị chi em vẫn phải gánh hơn hai ngh́n đôla tiền nợ sau 10 tháng lao động cật lực!

Mỗi ngày 2 đứa em ráng làm hết số sản phẩm được khoán, không kể ngày đêm . Có lúc ít việc phải năn nỉ, chen nhau để được giao nhiều hàng. Ai cũng muốn làm ra nhiều tiền. Chẳng ai muốn phải ở đây lâu với cơm canh lơng bơng ngày 2 bữa, phần cơm sạch của người ăn trước c̣n thừa lại, được đổ vào nồi cho người kế tiếp ăn sau!

Lúc có việc ai nấy cắm đầu vào máy, lúc không việc mỗi người mỗi kiểu, có người xoay đâu ra rượu, uống vào đánh nhau vỡ đầu mẻ trán, sống dở chết dở, nằm rên hừ hừ trong góc tối; có cặp tranh thủ quấn lấy nhau sau bức rèm mỏng, có đám chị em cao giọng mắng nhau v́ vài điều vớ vẩn. Cuộc sống nặng như đám mây ám khí vây quanh. Em thường ngồi bó gối trong đêm, nh́n quăng đường xa hun hút để đến được ngày về mà khóc thầm. Thi thoảng em gọi về cho mẹ, cố nuốt nước mắt mà cười : “Mẹ ơi, con sắp làm được tiền gửi về cho ba mẹ với mấy em”. Nói vậy chứ em hiểu rơ, với sức ḿnh, với giá tiền trả công may rẻ hơn cả ở Việt nam, em phải mất 2 đến 3 năm nữa may ra mới trả hết nợ, đủ tiền mua vé máy bay, và xếp hàng chờ đợi đến phiên chủ cho phép em trở về quê hương…Nơi đây đă có nhiều anh chị phải ở đằng đẵng 4, 5 năm rồi vẫn không thấy ngày về…

Tiếng em nhỏ dần trong tiếng nấc. Tôi cũng rưng rưng. Em xin tôi t́m xem có cách nào giúp em chuyển đến xưởng khác với mức thu nhập khá hơn để em có thể mau về với mẹ. Tôi chỉ c̣n biết hứa với em là tôi sẽ cố gắng hỏi thăm . Lời hứa như một phép nhiệm màu làm giọng em vui hẳn. Em tíu tít kể tôi nghe về ngày Giáng sinh ở quê em, khi cả làng đi lễ trong cơn gió se lạnh hiếm hoi của miền Nam.

Tạm biệt và hẹn gọi em lần nữa, tôi như thấy ḿnh vác tảng đá nặng. Tôi biết làm ǵ đây khi tôi chẳng t́m thấy lối thoát nào cho em. Có hàng ngh́n con người cùng số phận như em đang ở đâu đó giữa nước Nga giá lạnh. Nhiều tiếng kêu cứu đă được gửi đi. Em vẫn c̣n may mắn khi không bị đánh đập và bỏ đói, không bị lạm dụng, chủ em vẫn tính tiền cho mỗi chiếc áo em làm ra. Ai có thể bỏ tiền chuộc em theo “định giá” của chủ khi hàng ngh́n người khác cũng mang số nợ như vậy? Ai dám nhận em về khi các xưởng đều nằm trong những mối quan hệ "đen"? Ai dám lên tiếng nói rơ về từng kiếp người đang chôn vùi tuổi xuân sau hàng rào cao của từng khu xưởng? Ai dám mạnh mẽ cảnh báo về những chiếc bẫy tinh vi, vô h́nh đang được giăng ra, chờ sẵn những người dân Việt nam nhẹ dạ, cả tin, đơn độc dấn bước sang Nga chỉ v́ nghèo?

Tôi phải làm ǵ đây với lời hứa của ḿnh khi tất cả mọi người đều t́m lí do chính đáng để né tránh những điều "rắc rối" cho bản thân? Tôi không trách ai, không lên án điều ǵ, chỉ xin được hỏi: Nếu cô gái ấy là em, là cháu hay là con gái của các bạn, các bạn sẽ ra sao? Lúc đó, bạn có thể ngủ ngon khi nghe câu chuyện vừa kể, sau khi thốt ra vài lời thương cảm hay nhỏ vài giọt nước mắt như khi xem qua một cảnh phim Hàn quốc? Liệu các bạn có thể đành ḷng nh́n người thân tơi tả thể xác, tâm hồn giữa cuộc sống chẳng giống dành cho con người?

Tôi nghĩ lẩn thẩn: giá ḿnh bị điếc, bị mất trí nhớ để có thể quên đi giọng em th́ thào nức nở qua điện thoại. Hay ḿnh bị câm để không nói ra lời hứa suông làm cho em hy vọng mà rốt cuộc tôi chẳng thể làm ǵ.

Chúa ở bên emNhưng tôi lại ước sao ḿnh có một chiếc loa thật to để có thể đánh thức trái tim của từng người. Tôi ước ḿnh có chiếc đũa nhiệm màu để biến những người đang làm giàu trên nỗi đau của người nghèo, tự dưng thấy chán tiền và trở nên thánh thiện!

Tôi mong sao các bạn đang đọc qua những ḍng này, cũng như tôi, sẽ trằn trọc hơn giữa đêm khuya v́ chuyện của em, một người đồng hương xa lạ...

Trần Vũ- LB Nga
Vietinfo.eu
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	26
Size:	13.0 KB
ID:	344014
Old 12-25-2011   #2
ongco4
R4 Cao Thủ Vơ Lâm
 
Join Date: Dec 2011
Posts: 586
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 13
ongco4 Reputation Uy Tín Level 1
CanadianFlag Resize Người Việt tại Nga: Tiếng gọi nức nở từ rừng xa...

Thiệt là đau ḷng.
ongco4_is_offline  
 
User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 21:01.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05164 seconds with 12 queries