Sáng nay 15/12, Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức hội thảo “Giáo dục ḥa nhập cho trẻ tự kỷ”. Hội thảo nhằm t́m ra cách thức tiến hành giáo dục ḥa nhập cho trẻ tự kỷ ở địa bàn thủ đô được tốt hơn trong thời gian tới.
Theo thống kê của Pḥng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT Hà Nội) năm học 2011-2012, hiện nay ở thủ đô có 1.021 trẻ tự kỷ đang học cấp tiểu học. Tại hội thảo ông Phạm Xuân Tiến - Trưởng Pḥng Giáo dục tiểu học chia sẻ: “Dạy trẻ vốn là một công việc đầy khó nhọc, nhưng dạy trẻ tự kỷ c̣n lại khó nhọc hơn nhiều, bởi v́ công việc này đ̣i hỏi người thực hiện không chỉ có chuyên môn vững vàng, mà c̣n phải ḷng thương yêu cao cả và tinh thần trách nhiệm và quan trọng hơn nữa là cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn, các bậc phụ huynh, các cơ quan ban ngành, đoàn thể, các tổ chức trong và ngoài nước, những người quan thực sự quan tâm đến tương lai và cuộc đời của trẻ em tự kỷ. Trong t́nh h́nh hiện nay, do kinh nghiệm c̣n ít, do điều kiện cơ sở vật chất c̣n thiếu thốn nên việc thực hiện công tác giáo dục ḥa nhập cho trẻ tự kỷ cấp tiểu học trên địa bàn Hà Nội chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn”.
Một lớp học dành cho trẻ tự kỷ ở TPHCM. (Ảnh: Lê Phương) Theo Th.s Nguyễn Thị Thanh, cán bộ giảng viên trường CĐ Sư phạm Trung ương, hiện nay có ba mô h́nh đào tạo dành cho trẻ tự kỷ: mô h́nh giảng dạy chuyên biệt, môt h́nh giảng dạy bán ḥa nhập và mô h́nh giảng dạy ḥa nhập. Tuy nhiên theo thời gian nghiên cứu th́ mô h́nh hiệu quả hơn cả chính là giáo dục ḥa nhập.
Th.s Thanh cũng cho rằng, trẻ tự kỷ là những trẻ bị mắc một tổ hợp những khiếm khuyết về thần kinh dẫn đến trẻ gặp những khó khăn về mặt giao tiếp, xă hội và hành vi. Mức độ tự kỷ ở mỗi trẻ mắc phải có sự khác nhau từ nhẹ đến nặng và thời điểm triệu chứng thể hiện cũng khác nhau. Tuy nhiên tất cả trẻ tự kỷ đều có một điểm chung giống nhau là khó khăn về giao tiếp và tương tác xă hội. Chính v́ thế khi trẻ tự kỷ ḥa nhập vào giáo dục cộng đồng sẽ tạo ra sự tương tác cần thiết nhưng cũng hết sức chú ư trong giao tiếp.
“Có lần tôi đến thăm một trường học một em chạy ra nói: “Lớp em có một bạn bị tự kỷ”, nghe xong câu nói này em HS tự kỷ luôn lảng tránh không muốn giao tiếp với tôi nữa…” - Th.s Thanh nêu dẫn chứng.
Theo đánh giá của các cán bộ, giáo viên tham gia hội thảo th́ con số hơn 1.000 trẻ tự kỷ học ở bậc tiểu học chưa phải là con số thực tế. Bởi không ít HS có biểu hiện tự kỷ hoặc khuyết tật về trí tuệ nhưng các bậc phụ huynh vẫn chưa dám đối mặt, chưa thừa nhận. Trong khi đó việc giáo dục trẻ tự kỷ cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đ́nh, nếu thiếu sự phối hợp chắc chắn hiệu quả sẽ không cao.
Dưới góc độ nghiên cứu, PGS.TS Lê Văn Tạc (Viện khoa học Giáo dục Việt Nam) nhấn mạnh: “Đối với trẻ tự kỷ nếu được ḥa nhập và d́u dắt một cách khoa học th́ các em có thể học tập và trưởng thành như trẻ b́nh thường khác”.
Cũng tại hội thảo sáng nay, một số mô h́nh giáo dục ḥa nhập trẻ tự kỷ cấp tiểu học hiệu quả ở quận Cầu Giấy cũng được chia sẻ để đánh giá và rút kinh nghiệm…
“Chúng tôi mong muốn sau hội thảo này sẽ t́m ra được cách thức hợp lư nhất dành cho nhà trường, giáo viên, phụ huynh… để triển khai công tác giáo dục ḥa nhập cho trẻ tự kỷ” - Trưởng pḥng giáo dục tiểu học Phạm Xuân Tiến bày tỏ.
Ở Việt Nam, hội chứng tự kỷ mới được chẩn đoán gần 10 năm trước nhưng đă phát triển rất nhanh. Năm 2003, bệnh viện Nhi đồng I chỉ điều trị 2 trẻ, đến năm 2007 là 170 trẻ, năm 2008 là 350 trẻ. C̣n tại bệnh viện Nhi Trung ương, số lượng trẻ tự kỷ cũng tăng theo từng năm: năm 2007 là 405 trẻ, năm 2008 là 963 trẻ và năm 2009 là 1.752 trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn c̣n rất nhiều trẻ tự kỷ chưa được đến khám và can thiệp kịp thời.