Chiến dịch cắt giảm ngân sách cũng như nhân sự đang thực hiện đă khiến hàng loạt cơ quan và tổ chức lớn của Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.
Tiến Sĩ Richard Huganir, giáo sư và chủ tịch khoa thần kinh học tại Trường Y thuộc đại học Johns Hopkins University, phải thốt lên: “Tất cả chúng tôi đều chết lặng. Tôi gọi đó là ngày tận thế của khoa học Mỹ,” theo TIME.
Bia tập bắn của DOGE
Ngày 7 Tháng Hai, Viện Y Tế Quốc Gia (NIH) được thông báo rằng họ sẽ bị cắt gần một nửa “chi phí gián tiếp” trong nguồn tài trợ mà họ được cung cấp cho hàng loạt dự án nghiên cứu. Việc cắt giảm có hiệu lực vào ngày 9 Tháng Hai. Ngay lập tức, 22 tiểu bang đă kiện NIH và chính phủ Mỹ, cho rằng điều này sẽ “tàn phá nghiên cứu y tế công tại các đại học và tổ chức nghiên cứu ở Hoa Kỳ.”
NIH được trao khoảng 30 đến $35 tỷ tài trợ mỗi năm cho nhiều dự án nghiên cứu liên quan đến sức khỏe và bệnh tật. Việc nghiên cứu công nghệ mRNA dẫn đến sự ra đời của vaccine ngừa COVID-19 là một trong những thành quả của NIH. Trong bối cảnh đó, việc thắt hầu bao cho khoa học và việc sa thải nhiều viên chức trong bộ máy giáo dục khoa học lại được thực hiện với sự suy xét cẩu thả ở mức độ đáng báo động. Quỹ Khoa Học Quốc Gia (National Science Foundation – NSF) đă trở thành một trong những tấm bia mà cơ quan DOGE (Cơ Quan Cải Tổ Chính Phủ) của tỷ phú Elon Musk “tập bắn.”
Cuối Tháng Giêng, NSF đă đ́nh chỉ việc xem xét và phê duyệt thường xuyên các khoản tài trợ cũng như chi tiêu mới, khiến giới nghiên cứu choáng váng, chẳng biết tương lai đi về đâu. NSF đă được yêu cầu chuẩn bị cho việc mất một nửa số nhân viên và 2/3 nguồn tài trợ. Hàng loạt cơ quan khoa học liên bang khác cũng đang đối mặt mối đe dọa tương tự về việc sa thải và cắt giảm kinh phí. Trong khi đó, Quốc Hội đă không thực hiện được cam kết năm 2022 về tăng cường tài trợ nghiên cứu. Nguồn tài trợ của liên bang cho các cơ quan khoa học vốn đang ở mức thấp nhất trong 25 năm.
Tại các trường đại học và trung tâm nghiên cứu y tế, tiếng than văn vang khắp nơi. Người ta tin rằng việc cắt giảm tài trợ cho nghiên cứu y tế sẽ có tác động tàn phá đối với những dự án nghiên cứu nhằm t́m ra phương pháp điều trị ung thư, tiểu đường và bệnh tim. Chính sách mới sẽ giới hạn “chi phí gián tiếp” cho các khoản “râu ria” nhằm mục đích tiết kiệm $4 tỷ. Những ǵ được gọi là “chi phí gián tiếp?” Đó là chi phí trả cho các ṭa nhà và tiện ích liên quan (từ hệ thống sưởi, điện nước đến nhân viên vệ sinh), thiết bị pḥng thí nghiệm, và quản lư nghiên cứu…
Tiến Sĩ Robert Lefkowitz, giáo sư y khoa đại học Duke University, người đoạt giải Nobel Hóa năm 2012, nói rằng có khá nhiều chi phí gọi là “râu ria” nhưng thật sự rất quan trọng, chẳng hạn các quỹ gián tiếp đă giúp chi trả cho việc mua và bảo tŕ kính hiển vi có độ phức tạp cao giúp ông kiểm tra cấu trúc phân tử, theo The New York Times.
Ông Lefkowitz nói, không nhà nghiên cứu nào, hoặc thậm chí nhóm nhà nghiên cứu, đủ khả năng bảo tŕ thiết bị mà không có ngân sách liên bang bổ sung vào các khoản tài trợ của họ. Tiến Sĩ Lefkowitz nói thêm: “Tôi nghĩ người dân Mỹ cần hiểu mức độ tàn khốc sẽ như thế nào… Rất nhiều nghiên cứu sẽ phải dừng lại… Tôi không thể tưởng tượng rằng sự thiếu hụt có thể được đáp ứng từ các nguồn khác.”
Trong khi một số trường đại học giàu có thường nhận được nguồn tài trợ lớn, ông Lawrence O. Gostin, một chuyên gia về luật y tế công tại đại học Georgetown University, cho biết chi phí gián tiếp là cứu cánh cho các tổ chức học thuật nhỏ, trong đó có các trường cao đẳng của người da đen (Black colleges).
Giáo Sư Gostin nói: “Đây sẽ là một thảm họa. Điều đó có nghĩa là, ở mức cực đoan nhất, các trường đại học thậm chí sẽ phải ngừng thực hiện những nghiên cứu thiết yếu, bao gồm nghiên cứu về ung thư ở trẻ em, bệnh tim, chứng mất trí nhớ và nhiều thứ khác,” và rằng việc này hoàn toàn “trái ngược với sứ mệnh của NIH, đó là thúc đẩy nghiên cứu và không gây khó khăn cho việc nghiên cứu.”
Hạng mục nghiên cứu hàng đầu tại NIH là về ung thư, giúp tạo ra các loại thuốc đột phá nhằm kéo dài đáng kể khả năng sống sót cho những người mắc một số bệnh ung thư máu và ung thư da. Tiếp đó là nghiên cứu bệnh truyền nhiễm, lĩnh vực tạo ra công nghệ mRNA giúp nhanh chóng sản xuất vaccine COVID-19. Các viện thuộc NIH hiện hỗ trợ khoảng 11,000 dự án nghiên cứu về ung thư. Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm đứng thứ hai, với gần 9,000 dự án đang được thực hiện.
Những tiến bộ trong việc giải tŕnh tự bộ gene người được các viện nghiên cứu hỗ trợ một phần đă dẫn đến các liệu pháp điều trị cho những người mắc bệnh xơ nang. Tiến Sĩ David J. Skorton, chủ tịch Hiệp Hội Các Trường Cao Đẳng Y Tế Hoa Kỳ, cho biết NIH đă mang lại cơ hội sống cho rất nhiều người mắc bệnh tim bẩm sinh.
Ông Skorton cho biết, vào năm 1949, 80% số người mắc bệnh này đă chết trước tuổi trưởng thành. Bây giờ, 90% trong số họ sống sót. Nguồn quỹ tài trợ từ NIH cũng hỗ trợ các nhà cung cấp thiết bị y tế và dịch vụ sức khỏe trên toàn quốc, với $6.8 tỷ cấp cho California, $5 tỷ cho New York, $4.5 tỷ cho Massachusetts và $3.8 tỷ cho North Carolina.
Chính quyền Donald Trump chỉ trích gay gắt những ǵ họ coi là chính sách và văn hóa “đánh thức” tại các trường đại học. Nhóm Dự Án 2025, nơi soạn “chính sách cai trị” cho Trump 2.0, nói rằng việc giới hạn nguồn ngân sách cho nghiên cứu là cần thiết v́ chúng đôi khi được sử dụng để tài trợ cho các sáng kiến về sự đa dạng, công bằng và ḥa nhập (DEI).
“Bạn có thể tin rằng các trường đại học với nguồn tài trợ hàng chục tỷ đô la đang ḅn rút 60% số tiền được nhà nước hỗ trợ và được tính vào ‘chi phí chung’ không?,” ông Elon Musk viết trên X. “Thật là một sự ăn chặn tận xương tủy!” Tuy nhiên, như nhiều cáo buộc vô tội vạ khác, ông Musk chẳng đưa ra bằng chứng nào.
Nếu không có nguồn tài trợ để hỗ trợ các chi phí gián tiếp, phần lớn công tŕnh khoa học vốn là trụ cột của Mỹ sẽ bị thất bại. Tiến Sĩ Otis Brawley, giáo sư ung thư và dịch tễ học tại Trường Y Johns Hopkins và Trường Y Tế Công Bloomberg (Bloomberg School of Public Health), lo ngại về tác động những hành động như vậy đối với các nhà khoa học trẻ cũng như việc thành lập các pḥng thí nghiệm mới. Ông nói: “Không ai giành được giải Nobel cho những ǵ họ đă làm khi họ 50 tuổi. Tôi lo lắng về sự mất đi tính sáng tạo của giới trẻ; đó là nơi bắt nguồn của tất cả ư tưởng thực sự hay.”
Giáo Sư Brawley nhấn mạnh rằng chính sách cắt giảm ngân sách có thể tác động mạnh mẽ hơn nữa đến các bệnh viện cộng đồng nhỏ hơn, nơi cung cấp dịch vụ cho nhiều bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sàng. Ông nói: “Những người đang được điều trị ung thư trong các thử nghiệm lâm sàng hiện nay sẽ nhận thấy nhiều thử nghiệm trong số đó sẽ chấm dứt,” và điều đó sẽ ảnh hưởng đến các phương pháp điều trị mới cho các bệnh nguy hiểm như ung thư.
Tương lai khoa học Mỹ sẽ như thế nào?
Mỹ trong thực tế đang mất lợi thế cạnh tranh toàn cầu trong lĩnh vực khoa học và việc cắt giảm kinh phí đang được thực hiện chắc chắn sẽ khiến t́nh trạng suy giảm diễn ra nhanh hơn nữa, ảnh hưởng khả năng cạnh tranh toàn cầu của Mỹ, với những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và khả năng thu hút và đào tạo thế hệ nhà nghiên cứu tiếp theo.
Cần nhấn mạnh, sự thịnh vượng của Mỹ sau Đệ Nhị Thế Chiến là nhờ sự đầu tư mạnh vào khoa học và công nghệ. Năm 1945, ông Vannevar Bush (người thành lập công ty quốc pḥng lừng danh Raytheon và là chủ tịch Viện Carnegie) gửi một bản báo cáo lên Tổng Thống Franklin D. Roosevelt với tựa đề “Biên Giới Vô Tận” (The Endless Frontier).
Trong báo cáo, ông Bush lập luận rằng nghiên cứu khoa học là cần thiết cho sự thịnh vượng và an ninh kinh tế quốc gia. “The Endless Frontier” đă dẫn đến việc thành lập Quỹ Khoa Học Quốc Gia và Chính Sách Đầu Tư Cho Khoa Học như được thấy ngày nay.
Ông Bush nhấn mạnh rằng việc ưu tiên cho tài trợ khoa học sẽ phân phối nguồn lực một cách hiệu quả cho các nhà khoa học đang nghiên cứu tại các trường đại học. Suốt từ năm 1945 đến nay, những tiến bộ trong khoa học và công nghệ đă thúc đẩy 85% tăng trưởng kinh tế Mỹ – như bài báo mới đây của ông Chris Impey (giáo sư thiên văn học thuộc đại học University of Arizona) trên tờ The Conversation.
Khoa học và đổi mới là động cơ của sự thịnh vượng, nơi nghiên cứu tạo ra các công nghệ, sự cải tiến và giải pháp mới giúp cải thiện phẩm chất cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế. Mối quan hệ nhân quả này, trong đó nghiên cứu khoa học dẫn đến những đổi mới và phát minh nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là đúng trên toàn thế giới. Chẳng có quốc gia nào không nhận thức điều cơ bản này. Một công ty công nghệ sinh học đă tính rằng mỗi đô la tài trợ cho NIH tạo ra $2.46 trong hoạt động kinh tế. Do vậy, việc cắt giảm $9 tỷ tài trợ là điều thật sự đáng lo ngại.
Xét theo nhiều thước đo, khoa học Mỹ rất ưu việt. Giới nghiên cứu làm việc ở Mỹ, bất kể nguồn gốc quốc tịch, đă giành được hơn 40% giải Nobel khoa học – nhiều gấp ba so với bất kỳ quốc gia nào khác. Hệ thống trường đại học nghiên cứu của Mỹ là nam châm thu hút các tài năng khoa học; và Mỹ chi nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển (R&D) hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Tuy nhiên, thế giới đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt. Ai cũng muốn soán ngôi siêu cường khoa học của Mỹ, đặc biệt Trung Quốc. Nhiều số liệu cho thấy Mỹ đang tụt dốc. Chi tiêu R&D của Mỹ tính theo phần trăm GDP đă giảm từ mức cao 1.9% năm 1964 xuống 0.7% vào năm 2021.
Trên toàn thế giới, Mỹ hiện được xếp thứ 12 về chỉ số này vào năm 2021, sau Nam Hàn và các nước Âu Châu. Và về số lượng nhà nghiên cứu khoa học trong lực lượng lao động, Mỹ hiện đứng thứ 10. Trong giới giáo dục và viên chức Mỹ làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật, 3/4 người cho rằng Mỹ đă thua trong cuộc cạnh tranh giành vị trí lănh đạo toàn cầu.