Cúm là bệnh thường gặp, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Thạc sĩ, bác sĩ Ngô Thị Kim Oanh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho hay trong y học cổ truyền, có nhiều cách ăn uống, luyện tập… giúp pḥng ngừa bệnh cúm hiệu quả.
Các món ăn giúp ngừa cúm hiệu quả
Bác sĩ Oanh cho biết mọi người nên ăn các thực phẩm ấm nóng giúp tăng cường dương khí, ví dụ như cháo gừng, súp hành, các loại thịt gia cầm, các loại đậu...
Cháo gừng
Bác sĩ Oanh cho biết cháo gừng có tính ấm nóng giúp giữ ấm cơ thể, tránh phong tà xâm nhập. Món ăn này được chế biến rất đơn giản: Gạo tẻ 50g, gừng tươi 10g, hành lá 15g. Gạo vo sạch nấu cháo, khi cháo chín cho gừng thái lát và hành lá vào, nêm gia vị vừa ăn.
Gừng là một loại thực vật thường được dùng làm gia vị và làm thuốc, có thể làm tăng tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa.
Người xưa có câu: “Sáng ăn gừng tốt hơn uống nhân sâm”.
Danh y Hoa Đà (Trung Quốc) từng đúc kết: “Buổi sáng ăn 3 lát gừng, tốt như việc uống canh nhân sâm”.
Bác sĩ Oanh nói mọi người nên ăn cháo gừng vào buổi sáng để nâng cao sức khoẻ, pḥng ngừa cúm.
Cháo gừng.
Súp gà
Ở Trung Quốc, vào thời cổ đại, súp gà được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh. Trong cuốn sách cổ của Trung Quốc "Hoàng Đế Nội Kinh" có ghi súp gà thuộc thực phẩm nhiệt, tức là món ăn nóng. Trong đó, các thảo dược được cho thêm vào món súp có thể chữa trị nhiều bệnh.
Theo bác sĩ Oanh, súp gà là món ăn dễ làm, có tác dụng pḥng cúm, bồi bổ sức khoẻ rất tốt. Cách làm súp gà như sau: Gà ta 1 con, cà rốt 1 củ, khoai tây 1 củ, hành tây 1 củ. Gà luộc chín, xé thịt, nước luộc gà dùng để nấu súp. Cà rốt, khoai tây thái hạt lựu, hành tây thái nhỏ. Cho tất cả vào nồi nước luộc gà, nêm gia vị vừa ăn.
Cháo hạnh nhân
Từ xưa, hạnh nhân đă được dùng với công hiệu chữa ho, trị hen suyễn, tiêu đờm. Cháo hạnh nhân là món ăn giúp nâng cao sức khoẻ, pḥng cúm hiệu quả.
Cách nấu cháo hạnh nhân như sau: Gạo tẻ 50g, hạnh nhân 10g. Gạo vo sạch nấu cháo, khi cháo chín cho hạnh nhân đă xay vào, nêm gia vị vừa ăn.
Trái cây và rau xanh
Theo bác sĩ Oanh, ngoài dùng cháo và súp, mọi người có thể kết hợp xen kẽ với các thực phẩm bổ phế như lê, táo... giúp tăng cường chức năng hô hấp, pḥng ngừa các bệnh về đường hô hấp. Nên ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C (cam, quưt, bưởi,...) và vitamin nhóm B giúp tăng cường sức đề kháng.
Trà thảo dược
Uống trà thảo dược cũng là một cách hay. Các loại trà như trà gừng, trà tía tô, trà hoa cúc... có tác dụng giải cảm, ấm bụng, tăng cường sức đề kháng.
Những lưu ư khác để pḥng ngừa cúm
Ngoài ra, để pḥng ngừa cúm, mọi người cần hạn chế ăn đồ lạnh, đồ sống để tránh làm tổn thương tỳ vị, giảm sức đề kháng.
Bên cạnh đó, cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức giúp khí huyết lưu thông, tăng cường sức khỏe tổng thể. Đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức, giữ tinh thần thoải mái.
Một số lưu ư khác của bác sĩ Oanh trong việc pḥng ngừa cúm:
- Giữ ấm cơ thể: Đặc biệt là vùng đầu, cổ, ngực, bụng và chân. Tránh để cơ thể bị lạnh, ẩm ướt.
- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà pḥng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Đeo khẩu trang: Khi tiếp xúc với người bệnh hoặc khi ở nơi đông người.
- Hạn chế tiếp xúc: Tránh tiếp xúc với người đang bị cúm.
Việc kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lư, vận động đều đặn, nghỉ ngơi đầy đủ và các biện pháp hỗ trợ khác sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, pḥng ngừa bệnh tật hiệu quả không chỉ riêng bệnh cúm, bác sĩ Oanh nói.
Vietbf@Sưu tập
|
|