Sau khi tuyên bố độc lập, Ukraine từng sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới, bao gồm hàng ngh́n đơn vị vũ khí hạt nhân chiến thuật. Tuy nhiên, dưới áp lực từ Nga và Mỹ, Kiev đă buộc phải chuyển giao toàn bộ số vũ khí này.
Một tên lửa hạt nhân chiến thuật của Nga. Ảnh: TASS
Khi tuyên bố độc lập vào tháng 8/1991, Ukraine sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Liên Xô và Mỹ. Trong đó, bên cạnh các tên lửa chiến lược tầm xa, Ukraine c̣n nắm giữ một số lượng lớn vũ khí hạt nhân chiến thuật - loại vũ khí được thiết kế đủ nhỏ gọn để sử dụng trực tiếp trên chiến trường.
Theo tiết lộ của Trung tướng đă nghỉ hưu Oleksandr Skipalskiy, người từng đứng đầu Cơ quan T́nh báo quân sự Ukraine những năm 1990, trong cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh châu Âu tự do (RFE/RL) mới đây, ước tính có khoảng 2.800 - 4.200 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến thuật đă được chuyển giao cho Nga trong một động thái được cho là đă thay đổi cả tiến tŕnh lịch sử.
Đáng chú ư, không giống như tên lửa chiến lược tầm xa đ̣i hỏi chi phí bảo dưỡng tốn kém, vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể được lưu trữ trong nhiều thập kỷ với quy tŕnh bảo tŕ ở mức vừa phải. Một số loại thậm chí c̣n nhỏ gọn như một quả đạn pháo.
Theo lời kể của ông Skipalskiy, ngay từ đầu, Nga đă muốn vô hiệu hóa vũ khí hạt nhân chiến thuật của Ukraine, đặc biệt nhắm vào các thiết bị đơn giản không đ̣i hỏi hệ thống lưu trữ và bảo tŕ phức tạp.
Khi phát hiện điều này, cơ quan an ninh t́nh báo Ukraine đă lập tức tiến hành rà soát và đệ tŕnh báo cáo phản đối việc chuyển giao. Giám đốc Cơ quan An ninh Ukraine Yevhen Marchuk khi đó đă trực tiếp chuyển báo cáo này lên Tổng thống. Trong hai tuần tiếp theo, quá tŕnh tháo dỡ vũ khí tạm dừng, nhưng rồi lại tiếp tục mà không có bất kỳ lời giải thích nào.
"Tôi tin rằng (Tổng thống Ukraine lúc bấy giờ là Leonid) Kravchuk đă tự ḿnh đưa ra quyết định cuối cùng. Nhưng ai đă tư vấn cho ông ấy và những lập luận nào đă được đưa ra? Tôi không biết điều đó", ông Skipalskiy chia sẻ.
Các nhân viên kỹ thuật Nga được báo cáo là đă làm việc "nhanh chóng và suốt ngày đêm" để nạp và vận chuyển đầu đạn hạt nhân chiến thuật ra khỏi Ukraine. Mặc dù Kiev yêu cầu giám sát từng bước chuyển giao và quá tŕnh phá hủy sau đó, phía Nga không cho phép quan sát viên Ukraine tiếp cận các cơ sở xử lư.
Theo ông Skipalskiy, Moskva đă thành công trong việc gây áp lực lên Washington và Kiev bằng cách viện dẫn các mối đe dọa về khủng bố hạt nhân và thiếu kiểm soát. Kết quả là "Mỹ đă yêu cầu Ukraine chuyển giao vũ khí hạt nhân".
Vũ khí hạt nhân chiến thuật từng được lưu trữ tại nhiều cơ sở trên khắp Ukraine, đặc biệt là ở Crimea. Tại một số địa phương như khu vực Ivano-Frankivsk và Sambir ở phía Tây Ukraine, chính quyền địa phương đă cố gắng ngăn cản việc chuyển giao, nhưng không thành công.
Nh́n lại sự kiện này, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, người đóng vai tṛ quan trọng trong quá tŕnh phi hạt nhân hóa Ukraine, đă nói vào vào năm 2023 rằng đây có thể là "một sai lầm chiến lược", đặc biệt trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine kéo dài từ năm 2014 đến nay.
Khi được hỏi về khả năng Ukraine phát triển vũ khí hạt nhân riêng trong tương lai, ông Skipalskiy cho rằng việc thảo luận công khai về vấn đề này là không khôn ngoan: "Không có quốc gia nào tạo ra vũ khí hạt nhân trong khi công khai sự thật đó. Đó không phải là cách một quốc gia có trách nhiệm hành động".
Về phần ḿnh, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa cho biết, nếu quá tŕnh gia nhập NATO của Kiev mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ, nước này sẽ cần vũ khí hạt nhân và tên lửa cùng quân đội đủ mạnh để tự vệ.
VietBF@ sưu rập