
(Minh họa)
Một vị giáo sư tại đại học ở Chicago, Illinois cho rằng, Tổng thống Donald Trump sẽ không thể sớm kết thúc cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine do ông này
"thiếu khả năng" để chấp nhận các điều kiện của Moscow.
Theo giáo sư này, sở dĩ ông Trump
"thiếu khả năng" là vì ông không chịu công nhận các vùng lãnh thổ mới sáp nhập trái phép của Nga, bao gồm 4 tỉnh vùng Donbas, và từ bỏ việc Ukraine gia nhập vào NATO.
Nói một cách khác, cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine sẽ không thể sớm kết thúc là vì ông Trump không chấp nhận một thỏa thuận gây ra thiệt hại cho Ukraine, nghĩa là sẽ không có chuyện ông sẽ bỏ rơi Ukraine như Nga từng mong đợi. Phương Tây trước sau vẫn nói rằng Ukraine có nhượng bộ lãnh thổ cho Nga hay không là chuyện của Ukraine. Phương Tây không có tư cách để nói về chuyện đó.
Nói thẳng ra, vào thời điểm này, cả Ukraine cả phương Tây đều không tỏ ra vội vã cho một thỏa thuận sẽ làm hài lòng Nga, bởi vì họ tin rằng, Nga sớm hay muộn sẽ phải xuống nước do không thể tiếp tục oằn mình trước hàng ngàn lệnh cấm vận của phương Tây đang đè nặng lên, đặc biệt là lệnh cấm vận ngặt nghèo nhằm vào ngành năng lượng của Nga được Tổng thống Biden ký ban hành 10 ngày trước khi ông này rời nhiệm sở.
Nhìn chung, cả hai bên đều đang có suy nghĩ
"nhất lì nhì giơ tay", nghĩa là bên nào chịu đựng kém hơn thì bên đó sẽ phải cầm bút ký vào một thỏa thuận gây bất lợi cho mình. Ukraine lúc này, với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của phương Tây, hẳn sẽ không chịu là bên sẽ thua cuộc. Cần ghi nhận lời tuyên bố mới nhất của Tướng Syrskyi, Tổng Tư Lệnh Quân Đội Ukraine, rằng
"Ukraine sẽ không dừng lại ở Kursk và cũng không dừng mãi ở thế phòng thủ". Trong khi đó, Nga đang tỏ ra mất dần kiên nhẫn và mong muốn có một thỏa thuận ngừng bắn càng sớm càng tốt. Sự mong muốn này của Nga được thể hiện qua lời của ông Lavrov, Ngoại trưởng Nga, nói rằng Nga sẵn sàng cho cuộc gặp giữa ông Trump và ông Putin, thế nhưng đến giờ này phía Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu nào tỏ ra muốn sớm có cuộc gặp gỡ như vậy. Điều này cho thấy tuy Nga thấy cần nhưng Hoa Kỳ lại không vội. Có thể hiểu là Mỹ đang chờ Nga rút lại các điều kiện về lãnh thổ thì mới ngồi vào nói chuyện với Nga.
Ai không lì được thì kẻ đó phải giơ tay. Vào lúc này, trước một nước Nga đang thực sự sốt ruột, Ukraine được nhiều người tin rằng họ sẽ không phải là kẻ giơ tay!
***
Thủ tướng Đan Mạch bà Mette Frederiksen vừa có chuyến công du đến một số nước EU nhằm vận động sự ủng hộ của các quốc gia đồng minh trong việc đối phó với mối đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc nắm quyền sở hữu Greenland.
Ngay sau khi nhậm chức, ông Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố thực thi chủ quyền đối với hòn đảo Bắc Cực rộng lớn này và không loại trừ khả năng áp dụng biện pháp quân sự hoặc cưỡng chế về kinh tế để đoạt lấy Greenland từ tay Đan Mạch.
Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Pháp Jean Noel Barrot, bà Mette Frederiksen đã được đề nghị rằng EU có thể sẽ gởi quân đội đến Greenland để đáp trả trong trường hợp Mỹ tìm cách xâm lược hòn đảo này. Song ý tưởng này của vị Ngoại trưởng Pháp đã bị bà Thủ tưởng Đan Mạch gạt sang một bên. Rõ ràng ông Ngoại trưởng Pháp đã không tỉnh táo khi đưa ra ý tưởng điên rồ đó. Và rằng bà Thủ tướng Đan Mạch đã rất tỉnh táo khi gạt bỏ ý tưởng đó. Bởi vì nếu quân đội EU có mặt ở Greenland khi Mỹ đổ quân vào đây thì chẳng lẽ lại xảy ra đổ máu giữa quân đội EU với quân Mỹ hay sao? Mỹ đâu phải là Nga hay TQ mà đòi phải ra tay giết nhau.
Nếu EU thực lòng muốn giúp Đan Mạch thì tốt nhất là họ hãy bàn chuyện Greenland một cách sáng suốt, tĩnh táo hơn. Chẳng hạn đề nghị Đan Mạch và những người đứng đầu của Greenland bán cho Mỹ hòn đảo này với một cái giá nào đó. 100 tỷ USD chẳng hạn. Như thế vừa có tiền vừa giữ được tình cảm bạn đồng minh với nhau. Đã biết tính ông Trump thì đừng nên đùa với ông ấy. Vả lại Greenland thuộc về Mỹ xem ra sẽ tốt hơn nếu thuộc về Đan Mạch. Đan Mạch chỉ muốn ôm khư khư hòn đảo nay mà lại chẳng biết làm gì với nó, thế thì nên nhượng nó lại cho Mỹ.
Hoàn toàn có thể tin vào lời của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khi ông ta nói rằng,
"Tổng Thống Trump muốn mua Greenland không phải chuyện đùa". Nhưng chính việc mà Pháp muốn đưa quân EU đến Greenland để ngăn Mỹ chiếm đảo này lại chẳng khác gì là chuyện đùa.
Kiểu đùa một cách vô duyên và ngu ngốc.