Việc chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng cao trong tháng 11 vừa qua trở thành thách thức lớn cho việc hoạch định chính sách cho cả thời gian tới khi ông Donald Trump tiếp quản Nhà Trắng.
Dự kiến tuần này, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ có cuộc họp cuối cùng trong năm nay, nhưng chưa rơ Fed có tiếp tục cắt giảm lăi suất điều hành.
Người dân Mỹ đang đối mặt với việc lạm phát ở mức cao hơn kỳ vọng
Ảnh: Phát Tiến
Fed trong thế lưỡng nan
Nguyên nhân của dự báo vừa nêu là v́ số liệu vừa được công bố cho thấy lạm phát của Mỹ trong tháng 11 là 2,7% so với cùng kỳ năm 2023. Ngay sau khi số liệu lạm phát được công bố, các loại tiền tệ ở châu Á đă tăng giá so với USD. Theo tờ Financial Times, so với rổ tiền tệ gồm bảng Anh và yen Nhật th́ USD đă suy yếu 0,15%.
Mới đây, tờ The New York Times có bài phân tích liên quan diễn biến trên. Theo đó, trong quá tŕnh điều hành lăi suất cơ bản sau đại dịch, Fed đă đạt được một kỳ tích là tỷ lệ lạm phát giảm nhưng nền kinh tế không rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, dù lạm phát hiện nay đă giảm khá nhiều so với cao trào lên đến 9% hồi năm 2022. Nhờ đó, vào tháng 9 vừa qua, Fed đă cắt giảm lăi suất điều hành đến 0,5 điểm phần trăm, c̣n mức 4,75 - 5%. Giới phân tích đă kỳ vọng trong lần họp tới đây, Fed sẽ tiếp tục cắt giảm lăi suất điều hành thêm 0,5 điểm phần trăm, xuống c̣n 4,25 - 4,5%.
Thế nhưng, xu thế có thể bị đảo ngược bởi Fed đang đứng trước thế lưỡng nan. Cụ thể, Fed có nhiệm vụ kép là giữ lạm phát thấp trong khi tối đa hóa số lượng việc làm, nhưng chỉ có một công cụ chính là lăi suất điều hành. Với diễn biến hiện nay, nếu Fed tiếp tục cắt giảm lăi suất điều hành th́ có thể khó đưa lạm phát về mức mục tiêu. Ngược lại, nếu không cắt giảm lăi suất điều hành th́ khó có thể tạo thêm việc làm do thị trường không được kích thích tăng trưởng. Chính v́ thế, Fed đang đứng trước kịch bản phải chọn lựa mục tiêu nào.
Trong khi đó, theo báo Market Watch th́ Fed có thể vẫn đón nhận được tín hiệu khả quan. Cụ thể, dù giá cả tăng nhanh trong vài tháng qua nhưng 3 động lực chính của lạm phát lại có dấu hiệu giảm trong những tháng tới: Chi phí nhà ở, giá dịch vụ và chi phí lao động. Trong đó, vấn đề lớn nhất là nhà ở, bởi đây là chi phí lớn nhất đối với hầu hết các gia đ́nh và là nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng cao suốt 2 năm qua. Cho nên, một chọn lựa của Fed có thể là cắt giảm lăi suất điều hành thêm 0,25 điểm phần trăm chứ không phải 0,5 điểm phần trăm như kỳ vọng.
Khó khăn cho ông Trump
Không chỉ khiến cho Fed rơi vào thế lưỡng nan, việc lạm phát tăng như vừa qua c̣n tạo ra thách thức cho ư định của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Vừa qua, ông Trump đă khẳng định sẽ tăng thuế đối với hàng hóa của Canada, Mexico và Trung Quốc. Ông Trump đe dọa áp mức thuế 25% đối với hàng hóa từ Mexico và Canada, cũng như tăng thêm 10% thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc. Cả ba quốc gia này đều là đối tác thương mại hàng đầu, cung cấp nhiều hàng hóa quan trọng cho Mỹ. V́ vậy, nếu ông Trump lập tức tăng thuế đối với hàng hóa từ 3 quốc gia này cùng nhiều nền kinh tế khác sẽ khiến vật giá ở Mỹ leo thang, do việc chuyển dịch chuỗi sản xuất về nước này khó có thể sớm trở thành hiện thực.
Trong cuộc khảo sát mới đây do Reuters/Ipsos thực hiện và được công bố ngày 13.12, phần lớn người dân tham gia khảo sát đều không cho rằng việc tăng thuế nhập khẩu là một ư tưởng hay và lo ngại khiến giá cả hàng hóa tăng cao. Chỉ 29% số người được hỏi trong cuộc thăm ḍ đồng ư với việc "Mỹ nên tính thuế cao hơn đối với hàng hóa nhập khẩu ngay cả khi giá tăng". Ngược lại, có đến 42% không đồng ư, và 26% nói rằng không biết, số c̣n lại không trả lời câu hỏi. Bên cạnh đó, chỉ 17% số người được hỏi đồng ư với quan điểm là cá nhân họ sẽ tốt hơn khi Mỹ tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.
Nếu mục tiêu là đe dọa tăng thuế nhằm thúc ép Trung Quốc tăng cường mua hàng hóa của Mỹ để cân bằng thương mại, th́ ông Trump cũng không dễ thành công. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, bằng cách tăng thuế, ông Trump đă khiến Trung Quốc phải cam kết tăng cường mua hàng của Mỹ, nhưng trong thực tế cuối cùng th́ Bắc Kinh vẫn không mua đủ số lượng theo cam kết.
Theo thống kê, khi ông Trump nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2017, nguồn thu ngân sách từ hải quan của chính quyền liên bang là 34,6 tỉ USD. Đến năm 2019, con số này tăng lên thành 70,8 tỉ USD. Mức tăng tuy rất cao nhưng con số này chỉ tương đương khoảng 0,3% so với GDP của nước Mỹ hiện nay. Thực tế này xét trong bối cảnh lạm phát tăng hiện nay, giới phân tích tỏ ra lo ngại về kế hoạch tăng thuế hàng hóa nhập khẩu mà ông Trump đề ra.
VietBF@sưu tập