Những người yêu thích nhà thờ Đức Bà có thể chưa biết công tŕnh là cột mốc đo khoảng cách từ Paris tới các thành phố hay từng được sử dụng làm hầm rượu.
Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa trở lại vào 7/12 sau 5 năm trùng tu do hỏa hoạn năm 2019, thu hút sự quan tâm của hàng triệu người Pháp và du khách khắp thế giới. Công tŕnh nổi tiếng thế giới có 5 "bí mật" ít người biết đến, được AP bật mí.
Trái tim của nước Pháp
Du khách đă quá quen với h́nh ảnh ẩn dụ nhà thờ Đức Bà Paris là "trái tim của nước Pháp", nhằm khẳng định tầm quan trọng của điểm đến đối với lịch sử, văn hóa quốc gia. Trên thực tế, cách gọi này cũng đúng theo nghĩa đen khi nhà thờ là điểm bắt đầu của mọi con đường tại Pháp.
Phía trước nhà thờ có một tấm bia làm từ đá và đồng, được bao bọc bởi những viên đá cuội xung quanh, viết ḍng chữ "point zéro des routes de France" hay "điểm bắt đầu của mọi con đường ở Pháp".
Tấm bia đánh dấu điểm mốc xác định khoảng cách từ Paris với các thành phố khác khắp nước. Cột mốc số 0 này được đặt vào năm 1924 nhưng ư tưởng về "điểm bắt đầu" h́nh thành từ năm 1769. Khi đó, vua Louis XV đă h́nh dung về một điểm tham chiếu trung tâm cho mạng lưới đường bộ đang phát triển tại Pháp, gắn kết mọi khu vực với trái tim của Paris.
Nguồn gốc của các tượng quỷ
Ngoài máng xối để thoát nước mưa h́nh quái vật là tác phẩm có từ khi nhà thờ mới được xây, phần lớn tượng đá khắc họa các sinh vật với vẻ ngoài đáng sợ được thêm vào từ thế kỷ XIX bởi kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc. Khi đó, ông được giao trọng trách cải tạo ṭa nhà đă bị xuống cấp nên đă thêm các bức tượng này vào nhằm tăng tính huyền bí cho nhà thờ. Eugène Viollet-le-Duc lấy cảm hứng từ cuốn "Thằng gù nhà thờ Đức Bà" của Victor Hugo để tạo tượng quỷ dữ.
Từng là hầm rượu
Trong Cách mạng Pháp (1789 - 1799), làn sóng phản đối, bài xích nhà thờ diễn ra khắp nước. Nhiều nhà thờ được dùng để tổ chức các lễ hội tôn vinh khoa học và các ư tưởng khai sáng. Nhà thờ Đức Bà Paris khi đó không được nhiều người coi là linh thiêng. Năm 1793, công tŕnh bị tước bỏ các biểu tượng tôn giáo và đổi tên thành Notre Dame de la Raison (Đức Mẹ của lư trí) và từng được dùng làm kho chứa rượu.
Các buổi lễ tôn giáo được tiếp tục trở lại từ năm 1795. Nhà thờ lấy lại vị trí và tầm quan trọng của ḿnh nhờ sự hỗ trợ của hoàng đế Napoleon I khi ông tổ chức lễ đăng quang năm 1804.
"Những nhà vua bị chặt đầu đă trở lại"
Năm 1792, những người tham gia Cách mạng Pháp đă chặt đầu 28 bức tượng ở mặt tiền nhà thờ v́ nhầm đó là tượng các vua Pháp. Trên thực tế, chúng là tượng các nhà vua cổ đại thuộc vương quốc Judah, hậu duệ vua David - người cai trị vương quốc Israel trong kinh Cựu ước. Nhiều người tin rằng những chiếc đầu này đă bị phá hủy và không c̣n tồn tại.
Năm 1977, các công nhân trong lúc cải tạo một sân nhà ở quận 9 của Paris đă phát hiện hàng trăm mảnh vỡ của tác phẩm điêu khắc bằng đá. Các chuyên gia xác nhận đó là những chiếc đầu bị mất của các bức tượng tại Nhà thờ Đức Bà. V́ sao đầu tượng bị chôn vùi ở đây đến nay vẫn c̣n là bí ẩn.
Hiện tại, 22 chiếc đầu bằng đá này đă được phục chế, trưng bày tại Bảo tàng Cluny, Paris. Việc t́m thấy những đầu tượng này được coi là phát hiện khảo cổ đáng chú ư trong lịch sử hiện đại của thành phố.
Vụ hỏa hoạn 2019 cảnh tỉnh mạnh mẽ về bụi ch́
Vụ hỏa hoạn năm 2019 gần như phá hủy Nhà thờ Đức Bà Paris. Nhưng cũng nhờ vụ cháy, các nhà chức trách phát hiện ra vấn đề đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mọi người.
Khi ngọn lửa thiêu rụi mái nhà, hàng tấn bụi ch́ độc hại đă bay lên không khí, và gây ô nhiễm khắp Paris. Giới chức lúc đó nhận ra không có quy tắc nào để đo lường mức độ nguy hiểm của bụi ch́ ngoài trời. Đây không phải vấn đề của Paris mà c̣n ở các thành phố lớn như London, Rome. Thậm chí WHO cũng không có thông tin nhiều về vấn đề ô nhiễm bụi ch́ ngoài trời.
Vụ hỏa hoạn khiến giới chức phải xem xét kỹ hơn về các tiêu chuẩn an toàn, chất lượng không khí. Thành phố mất 4 tháng mới hoàn thành chiến dịch vệ sinh toàn bộ vỉa hè - nơi người dân, du khách vẫn đi bộ trên các con phố xung quanh nhà thờ mỗi ngày.
|