Lên Sài G̣n tá túc trước ngày làm thủ tục đi Mỹ, buổi trưa đó, bà Ba tỉnh dậy không thấy con đâu, và bặt vô âm tín tới nay. Bao nhiêu năm qua, cứ nằm ngủ là bà Phạm Thị Ba, 77 tuổi, quê Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk lại mơ thấy cậu bé Thịnh gọi mẹ.
Mở mắt ra, chẳng thấy con đâu, người mẹ ấy lại luống cuống gọi tên, lục tung khắp nhà t́m kiếm rồi chỉ biết lặng lẽ ngồi khóc, cầu mong một phép màu xảy ra song vô vọng.
Một ngày giữa năm 1990, vợ chồng bà Ba ông Thi đưa năm người con, ba trai, hai gái, từ Đắk Lắk xuống Sài G̣n phỏng vấn chuẩn bị sang Mỹ định cư. Anh Nguyễn Kim Thịnh là con trai thứ tư, sinh năm 1982, khi đó mới 8 tuổi. Cả nhà họ tá túc mấy ngày tại nhà một người quen trong con hẻm 183 đường 3/2, phường 11, quận 10, TP HCM. Bé Thịnh lúc đó đ̣i mẹ cho đi chơi nhưng không được.
Giữa trưa, mẹ con bà cùng ngủ ở pḥng khách một lúc cho khỏe để chiều đi làm giấy tờ. Tỉnh dậy, chẳng thấy Thịnh đâu, bà vô cùng bàng hoàng. “Thằng bé mới từ quê xuống đây biết chỗ nào đâu? Nó mới nằm ngủ bên tôi có một lúc, sao có thể đi đâu nhanh vậy”, bà Ba buồn bă nhớ lại.
Mỗi khi nhớ bé Thịnh, bà Ba chỉ biết mang h́nh ra ngồi ngắm rồi cứ thế lặng lẽ khóc một ḿnh. Ảnh: Phan Thân
Lục tung cả con hẻm mà chẳng thấy con, người mẹ ấy một mặt báo chính quyền, mặt khác dời việc xuất ngoại lại để lên kế hoạch t́m con. Suốt hơn 5 tháng sau đó, ông bà đi khắp các con hẻm, bến xe, công viên, khu vui chơi giải trí, thậm chí cả những nơi nhạy cảm, gặp ai cũng đưa h́nh con ra hỏi mà mọi manh mối đều đi vào ngơ cụt.
Thời điểm mất tích, Thịnh học lớp ba, da trắng, bụ bẫm, mặt sáng, mặc chiếc áo sơ mi ngắn tay sọc caro nhiều màu. Dù nói ngọng nhưng em biết rất nhiều và vô cùng nghịch ngợm. “Tôi nghĩ thằng bé bị người ta bắt cóc và giấu đi rồi, nếu không, nó đi đâu phải biết t́m về với ba mẹ. Tôi đau ḷng nhất là người ta làm việc đó ngay cả khi mẹ con tôi đang nằm ngủ trong nhà”, nước mắt ngắn dài, bà Ba giăi bày.
Rồi ngày cả gia đ́nh sang Mỹ định cư cũng đến. Chân bước lên máy bay nhưng ḷng vợ chồng ông Thi nóng như lửa đốt, trái tim như để lại ở quê hương. “Lúc trước, nghe mẹ bảo được đi Mỹ, thằng bé thích lắm. Nó đi khoe khắp xóm, cho các bạn ở lớp. Về nhà, nó vẽ chiếc máy bay rồi bảo mẹ ‘có phải qua Mỹ là phải như bay lên trời’!”, bà Ba nghẹn ngào nhớ lại.
Từ đó, ngoài nhờ các anh em trong gia đ́nh giúp đỡ, vợ chồng bà cứ đều đặn một năm hai lần về quê t́m con. Nghe ở đâu có trẻ đi lạc là ông bà lại t́m đến hoặc liên lạc với họ hỏi thông tin. Vợ chồng bà thậm chí t́m đến cả thầy bói, để mong có thể t́m được một địa chỉ cụ thể, nhưng đều thất vọng.
Cậu bé Thịnh mất tích là niềm đau đáu khôn nguôi của ông Thi, bà Ba suốt gần 30 năm qua. Ảnh: NVCC.
Hơn 8 tháng trước, trước khi mất v́ tuổi cao, sức yếu, ông Thi chỉ có một tâm nguyện với vợ là t́m được cậu con trai thứ tư. Lo hậu sự cho chồng xong, bà Ba lại tức tốc bay về nước t́m đến nơi nghe em trai báo, có một cậu thanh niên giống như anh Thịnh. “Ngồi trên máy bay, tôi cứ chập tay lại cầu mong đó là con ḿnh. Đến nơi th́ hay tin, cậu thanh niên ấy đă t́m thấy mẹ rồi”, giọng bà buồn bă. Bà t́m đến căn nhà ngày xưa ḿnh được cho tá túc, ngồi chờ con suốt gần một tháng qua.
“Thằng bé thích nghịch mấy món đồ điện tử, thấy mẹ la th́ ngồi im lặng, nhưng mắt cứ liếc liếc tỏ vẻ nuối tiếc. Đi chơi đầu bị bẩn, về nó nói ngứa đ̣i mẹ tắm mà tôi nghe không rơ con nói ǵ nên cứ thế mặc thằng bé”, bà Ba nghẹn ngào, xót xa nhớ lại kỷ niệm với con.
Suốt 27 năm qua, người mẹ ấy sống trong dằn vặt, nhớ con khôn nguôi và tự trách ḿnh. "Nếu hôm đó, tôi đừng ngủ quên th́ con trai không rời xa ṿng tay bố mẹ. Giờ thằng bé lưu lạc phương nào, sướng khổ ra sao, vẫn là nỗi đau day dứt tôi mỗi ngày”, bà Ba nói.
VietBF@ sưu tập