Khoai tây có dấu hiệu nào không nên ăn
1. Khoai tây bị héo
Nhiều người có thói quen tích trữ khoai tây trong thời gian dài. Tuy nhiên, khoai tây khi bị héo chứa lượng lớn chất độc solanine - một loại glyco-alkaloid) có vị đắng và có thể trở nên độc hại cho cơ thể.
Ngoài ra, khi chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài có thể làm tăng tốc độ sản xuất solanine và xuất hiện ở nhiều bộ phận của cây khoai tây, bao gồm lá, củ, mầm.
2. Khoai tây mọc mầm
Khoai tây vốn chứa hàm lượng solanine nhất định nhưng không gây hại cho sức khoẻ. Tuy nhiên, khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng độc tố sẽ tăng lên đáng kể, khi đó có thể dẫn đến nôn mửa và tiêu chảy, nghiêm trọng còn dẫn đến tê liệt hô hấp, thậm chí là tan huyết.
Nhiều người có thói quen tiết kiệm thường chỉ cắt bỏ phần mọc mầm và ăn nhưng chúng ta không thể biết vào thời điểm ấy, solanine đã lan đến vị trí nào của khoai tây. Chính vì vậy, không nên ăn khoai tây mọc mầm.
Những thực phẩm không nên ăn cùng khoai tây
1. Quả hồng giòn
Bản thân quả hồng giòn chứa nhiều axit tannic, khi ăn cùng khoai tây - một loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, kích thích tiết axit trong dạ dày sẽ tạo ra chất kết tủa, khó bài tiết. Đồng thời, axit tatin trong hồng cũng dễ tương tác với protein dưới tác dụng của axit dạ dày, gây ra bệnh dạ dày.
Chính bởi vậy, nên tránh ăn khoai tây cùng hồng giòn, đặc biệt là vào thời điểm đói bụng.
2. Lựu
Lựu rất giàu chất dinh dưỡng và là loại trái cây phù hợp cho nhiều người ở nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, lựu cũng có thể thúc đẩy sự tiết axit dạ dày, khi cùng sử dụng dễ dẫn đến chứng ợ nóng, làm giảm giá trị dinh dưỡng, khó tiêu.
Chính vì vậy, cần tránh ăn quá nhiều lựu và khoai tây cùng một lúc. Khi đã ăn nhiều lựu thì không nên ăn khoai tây.
Nấu khoai tây như nào là tốt nhất
1. Nấu kỹ, ít gia vị
Tinh bột trong khoai tây dễ được hấp thụ hơn qua quá trình nấu, giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hoá và giữ lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể, chính vì vậy, nên nấu chín kỹ khoai tây khi ăn.
Cùng với đó, khoai tây có khả năng hút dầu mạnh. Việc xào hoặc chiên ngập dầu dễ dẫn đến dư thừa calo, không tốt cho sức khỏe tim mạch. Nên sử dụng các phương pháp nấu ăn ít muối và ít chất béo như hấp, hầm.
2. Kết hợp cùng ngũ cốc nguyên hạt
Dù khoai tây rất tốt nhưng chứa một lượng tinh bột khá lớn, nếu ăn cùng cơm trắng có thể khiến đường huyết tăng cao, dư thừa lượng đường, tinh bột, mất cân bằng dinh dưỡng. Chính vì vậy, khi ăn khoai tây nên kết hợp với các loại ngũ cốc nguyên hạt khác như ngô, yến mạch… để tăng lượng chất xơ hấp thụ, thúc đẩy nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.
VietBF@ Sưu tập