Khi bị chó cắn, người bệnh có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn uốn ván, tụ cầu vàng, virus dại dẫn tới nguy kịch.
Bác sĩ Hà Mạnh Cường, Quản lư Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, khuyến cáo như trên trong nhiều ca bị chó mèo cắn, cào, trong đó một số ca tử vong do không tiêm vaccine pḥng dại. Theo bác sĩ, thông qua vết cắn, nhiều loại virus, vi khuẩn nhân cơ hội tấn công vào cơ thể như: virus dại, trực khuẩn uốn ván, tụ cầu khuẩn, tụ huyết trùng... như sau:
Virus dại
Virus dại có trong nước bọt của chó, xâm nhập vào cơ thể người qua các vết cắn, liếm lên vết thương hở. Mầm bệnh sau khi vào cơ thể sẽ di chuyển theo các dây thần kinh để lên đến năo với tốc độ 12-24mm mỗi ngày. Người bệnh có biểu hiện dại và tử vong do virus phá hủy hệ thần kinh trung ương.
Bệnh đă có vaccine pḥng ngừa song vẫn c̣n ca tử vong không tiêm pḥng. CDC Mỹ thống kê mỗi năm thế giới có 70.000 ca tử vong do dại. Tại Việt Nam, năm 2024 ghi nhận gần 500.000 người bị chó mèo cắn phải điều trị dự pḥng bằng vaccine tại các cơ sở y tế.
Trực khuẩn uốn ván
Bào tử của trực khuẩn uốn ván tồn tại trong môi trường bên ngoài như đất, bụi bẩn, cống rănh, phân người, phân súc vật, có thể lây nhiễm cho con người qua mọi loại vết thương hở. Chó có tập tính đào bới đất cát nên có thể mang vi khuẩn uốn ván ở miệng và lây nhiễm cho người qua vết cắn. Mặt khác, vết thương hở do chó cắn cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván từ môi trường bên ngoài xâm nhập cơ thể.
Uốn ván có biểu hiện như co giật, co cứng cơ hàm, co thắt hầu họng và thanh quản. Người bệnh tử vong do rối loạn hệ thần kinh thực vật, suy hô hấp.
Vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus
Tụ cầu là vi khuẩn phổ biến, có mặt ở trong không khí, đất, nước, trong niêm dịch mũi, trong khoang miệng và họng của người và động vật. Ở điều kiện thông thường, vi khuẩn này vô hại. Khi cơ thể có vết thương, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng ở da, mô mềm, xương khớp, phổi, nhiễm khuẩn huyết... Một số chủng kháng nhiều loại kháng sinh, khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Cuối tháng 10/2023, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận bé gái 6 tuổi, bị chó cắn vào chân trái đang đạp xe, 7 ngày sau vết cắn mưng mủ, nhiễm trùng. Bệnh nhi được chẩn đoán bị nhiễm trùng do tụ cầu vàng sau khi bị chó cắn, nguy cơ nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng.
Tụ huyết trùng pasteurella
Vi khuẩn tụ huyết trùng pasteurella thường có trong khoang miệng và đường tiêu hóa của chó, mèo. Nhiễm trùng Pasteurella lây lan qua đường hô hấp khi hít dịch tiết bị nhiễm khuẩn và vết cắn của chó hoặc mèo.
Các biến chứng bao gồm áp xe, viêm mô tế bào (một vùng viêm lan rộng) và nhiễm trùng khớp. Các biến chứng ít phổ biến hơn là nhiễm trùng máu, nhiễm trùng mắt, viêm màng năo và các vấn đề về đường tiêu hóa. Những người có hệ miễn dịch suy yếu nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Để pḥng bệnh, bác sĩ Cường khuyến cáo xử trí vết thương đúng cách, gồm rửa với xà pḥng dưới ṿi nước chảy 15 phút, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45-70 độ hoặc cồn i-ốt. Sau đó, mọi người nên đến cơ sở tiêm chủng để được tư vấn tiêm pḥng hai bệnh đă có vaccine gồm dại và uốn ván.
Đối với bệnh dại, Việt Nam đang có 2 loại vaccine dành cho người lớn và trẻ em bao gồm: Verorab (Pháp) và Abhayrab (Ấn Độ). Người chưa tiêm dự pḥng, phác đồ 5 mũi, bổ sung hai mũi vào các lần bị thương sau. Ngoài ra, vaccine dại có thể tiêm dự pḥng trước khi bị phơi nhiễm với phác đồ gồm ba mũi, tiêm thêm hai mũi mỗi lần bị động vật cào, cắn và không cần sử dụng huyết thanh.
Vaccine pḥng uốn ván có các loại đơn và phối hợp như 5 trong 1, 6 trong 1 pḥng bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - các bệnh do Hib - bại liệt, 4 trong 1 pḥng bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt, 3 trong 1 pḥng bạch hầu - ho gà - uốn ván, 2 trong 1 pḥng uốn ván - bạch hầu hấp phụ. Người chưa rơ lịch sử tiêm chủng cần tiêm ngừa 3 mũi trong 7 tháng, tiêm nhắc 10 năm/lần để đảm bảo hiệu quả miễn dịch.
|
|