Các nhà nghiên cứu tại Đại học Curtin, Australia, mới đây đă phát hiện bằng chứng mới về sự tồn tại của nước trên sao Hỏa.
Theo đó, các nhà khoa học cho rằng khu vực phía Nam hành tinh đỏ từng có suối nước nóng.
Phát hiện về sự tồn tại của suối nước nóng trên sao Hỏa dựa trên kết quả phân tích thành phần cấu tạo của thiên thạch NWA 7034, hay c̣n gọi là "Black Beauty" (Vẻ đẹp Đen). Thiên thạch này được t́m thấy ở sa mạc Sahara hồi năm 2011 và được xác định có nguồn gốc từ sao Hỏa.
Kết hợp với những dữ liệu phân tích mới nhất từ cuộc nghiên cứu bề mặt sao Hỏa, các nhà khoa học cho rằng cách đây khoảng 4 tỷ 450 triệu năm trên sao Hỏa đă có hoạt động nhiệt dịch, tức là có sự tồn tại của các suối nước nóng ở khu vực cao nguyên phía Nam hành tinh này.
Đây được cho là bằng chứng cho thấy nước tồn tại chỉ khoảng 100 triệu năm sau khi hành tinh này h́nh thành.
Các nhà nghiên cứu c̣n cho rằng các suối nước nóng nhỏ có nhiều chất khoáng, nước và nhiệt độ ấm vừa phải, thích hợp cho sự phát triển của sự sống. Do đó, phát hiện mới này c̣n là bằng chứng về khả năng tồn tại sự sống trên sao Hỏa thời xa xưa.
Nước trên sao Hỏa có thể đang bị mắc kẹt bên trong các khoáng vật sét nằm dưới bề mặt sao Hỏa. (Ảnh: SWNS)
Bằng chứng về hồ nước ngầm khổng lồ
Trước đó, theo nghiên cứu công bố ngày 12/8, dữ liệu từ tàu đổ bộ InSight của NASA đă tiết lộ bằng chứng về một hồ nước ngầm khổng lồ nằm sâu bên dưới bề mặt sao Hỏa.
Các nhà khoa học NASA ước tính có thể có lượng nước đủ bao phủ toàn bộ bề mặt hành tinh đỏ với độ sâu 1 - 2km, mắc kẹt trong các vết nứt và lỗ rỗng nhỏ của đá ở giữa lớp vỏ sao Hỏa.
Dữ liệu do từ tàu đổ bộ InSight thu thập sử dụng máy đo địa chấn để nghiên cứu bên trong sao Hỏa từ năm 2018 đến năm 2022. Tuy nhiên, các phi hành gia khám phá sao Hỏa trong tương lai sẽ gặp phải rất nhiều thách thức nếu họ cố gắng tiếp cận nguồn nước, bởi nó nằm rất sâu dưới bên dưới bề mặt hành tinh.
Nhưng phát hiện này hé lộ những chi tiết mới về lịch sử địa chất của sao Hỏa, đồng thời gợi ư một địa điểm mới cho việc t́m kiếm sự sống trên hành tinh đỏ nếu có thể tiếp cận được nguồn nước.
Việc phát hiện dấu hiệu của nước trên sao Hỏa cho thấy hành tinh này có thể là một nơi ấm áp và ẩm ướt hơn hàng tỷ năm trước, dựa trên bằng chứng về các hồ, ḷng sông, đồng bằng châu thổ và đá cổ đại... bị nước làm biến đổi.
Tuy nhiên, sao Hỏa đă mất bầu khí quyển của ḿnh hơn 3 tỷ năm trước, chấm dứt thời kỳ ẩm ướt trên hành tinh đỏ. Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn tại sao hành tinh này lại mất bầu khí quyển và vô số sứ mệnh đă được phát triển để t́m hiểu về lịch sử của nước có thể đă từng tồn tại và tạo ra điều kiện cho sự sống trên sao Hỏa.
Một số giả thuyết cho rằng nước đă đóng băng hoặc bị bay hơi vào không gian, trong khi những giả thuyết khác lại cho rằng nước đă thấm vào các khoáng chất bên dưới bề mặt hành tinh hoặc nhỏ giọt vào các tầng chứa nước sâu.
Những phát hiện này bổ sung thêm một mảnh ghép mới những nghi ngờ sự tồn tại của nước trên sao Hỏa. Ư tưởng cho rằng nước lỏng có thể tồn tại sâu bên dưới bề mặt sao Hỏa đă tồn tại trong nhiều thập kỷ nhưng đây là lần đầu tiên dữ liệu thực tế từ một sứ mệnh sao Hỏa có thể xác nhận suy đoán như vậy.
Alberto Fairén, một nhà khoa học hành tinh liên ngành và nhà sinh vật học của Đại học Cornell, cho biết: "Nước có thể là một loại bùn sâu dưới ḷng đất. Những kết quả mới này chứng minh rằng nước lỏng thực sự tồn tại trong ḷng đất sao Hỏa không phải dưới dạng các hồ riêng biệt và biệt lập mà là các trầm tích băo ḥa nước lỏng hoặc tầng chứa nước"
"Trên Trái đất, tầng sinh quyển bên dưới thực sự rộng lớn, chứa hầu hết sự đa dạng và sinh khối của sinh vật nhân sơ trên hành tinh của chúng ta. Một số cuộc điều tra thậm chí c̣n chỉ ra nguồn gốc của sự sống trên Trái đất chính xác là nằm sâu bên dưới bề mặt. Do đó, những hàm ư về mặt sinh học vũ trụ của việc xác nhận sự tồn tại của môi trường sống nước lỏng nằm sâu dưới bề mặt sao Hỏa hàng km thực sự rất thú vị" - ông Fairén cho hay.
VietBF@ Sưu tập