Ở cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, đất Sài Gòn nổi tiếng với đại gia giàu có bậc nhất. Thậm chí độ giàu có của vị đại gia đất Sài Gòn - Chợ Lớn còn thuộc hàng top giàu nhất Đông Dương ở thời kỳ đó.
Danh tính của vị đại gia khét tiếng một thời là Nhất Sỹ (tên thật Lê Phát Đạt), sau này được gọi là Huyện Sỹ. Ông chính là đại phú hào giàu nhất đất Sài Gòn xưa và cũng chính là ông ngoại của vợ vua Bảo Đại là Nam Phương hoàng hậu.
Tượng Nhất Sỹ
Theo đó, dù không sinh ra trong 1 gia đình không quá giàu có nhưng ông Lê Phát Đạt đã nhờ vào năng lực của bản thân để trở thành 1 người giàu nhất Sài Gòn. Theo đó, sau khi được các tu sĩ người Pháp đưa sang Malaysia để học tập, ông về nước đúng thời điểm dân cư bỏ ruộng đất để tránh thực dân Pháp. Ông đã chớp thời cơ để dùng tiền để dành để mua những thửa đất tốt để thuê người trồng lúa.
Nhờ vào sự thuận lợi của thời tiết, nên mùa vụ năm đó bội thu. Ông tiếp tục đi vay tiền của bạn để lấy tiền mua đất và kiếm bội thu về của cải. Thậm chí, ở thời điểm đỉnh cao, gia đình của phú đại này nắm trong tay vùng đất từ Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia , được người dân miền Tây ví như “cò bay mỏi cánh không hết". Dù có tài sản vô cùng kếch xù nhưng gia đình của Huyện Sỹ không hề có lối sống hoang phí. Ông cũng hiến hiến đất và 1/7 tài sản của mình để xây dựng nên nhà thờ Huyện Sỹ, hiện tại đang nằm trên đường Tôn Thất Tùng, Q.1, TP. HCM).
Độ giàu có của vị đại phú này thậm chí còn được cho là lớn hơn rất nhiều so với vua Bảo Đại.
Nguyễn Hữu Thị Lan (1914 - 1963), tức Nam Phương hoàng hậu chính là người con cháu nổi tiếng nhất của Huyện Sỹ. Theo tương truyền, gia đình Huyện Sỹ đã dùng 20.000 lượng vàng để làm của hồi môn cho cháu ngoại. Thậm chí, lúc tiêu sài hoang phí, ngân sách cạn đáy, Vua Bảo Đại ngày trước phải nhờ vả bên vợ.
VietBF @ sưu tập