Theo như khuyến cáo về người tiêu dùng ăn táo, dưa chuột nên gọt vỏ dưa chuột và táo để giảm nguy cơ tiếp xúc với các chất độc hại này. Nguy cơ thuốc trừ sâu vẫn tồn đọng trên vỏ trái cây và rau củ, thậm chí thấm sâu vào phần cùi bên ngoài của một số loại thực phẩm, sau khi có một nghiên cứu mới đây từ các nhà khoa học cho thấy rằng việc chỉ rửa trái cây và rau quả không đủ để loại bỏ hoàn toàn thuốc trừ sâu có hại.
Rửa không đủ để loại bỏ thuốc trừ sâu
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Nông nghiệp An Huy, Trung Quốc, đă sử dụng các công nghệ phát hiện hóa chất tiên tiến như tia laser và màng SERS để phân tích các chất tồn dư trên vỏ của nhiều loại thực phẩm khác nhau, bao gồm dưa chuột, táo, bột ớt, tôm và gạo.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biện pháp rửa thông thường hoặc quy tŕnh an toàn thực phẩm chuẩn không đủ để loại bỏ hoàn toàn các loại thuốc trừ sâu nguy hiểm. Nguy cơ thuốc trừ sâu vẫn tồn đọng trên vỏ trái cây và rau củ, thậm chí thấm sâu vào phần cùi bên ngoài của một số loại thực phẩm.
Thuốc trừ sâu thấm sâu vào thực phẩm
Giáo sư Dongdong Ye, tác giả của nghiên cứu, chia sẻ với The Guardian: "Nghiên cứu này nhằm cung cấp hướng dẫn sức khỏe cho người tiêu dùng và khuyến nghị việc gọt vỏ là cách hiệu quả nhất để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, thay v́ chỉ rửa qua nước."
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đă áp dụng hai loại thuốc trừ sâu là thiram và carbendazim vào mẫu thực phẩm. Mặc dù các chất này đă bị cấm ở Anh và EU, nhưng vẫn được sử dụng ở nhiều khu vực khác trên thế giới. Đặc biệt với táo, họ phát hiện ra rằng thuốc trừ sâu không chỉ tồn đọng trên vỏ mà c̣n thấm sâu vào lớp cùi ngoài sau khi rửa. V́ vậy, việc gọt vỏ trở thành giải pháp tối ưu để tránh tiếp xúc với hóa chất.
Nguy cơ sức khỏe từ thuốc trừ sâu
Dù trước đây, tổ chức Cancer Research UK cho rằng tiêu thụ một lượng nhỏ thuốc trừ sâu không gây tăng nguy cơ ung thư, nhưng vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rơ tác động lâu dài của các hóa chất này. Một nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng hóa chất nông nghiệp có thể góp phần gây ra bệnh bạch cầu.
Các nhà khoa học nhấn mạnh: "Cần có sự kết hợp giữa sinh học phân tử, độc chất học và dịch tễ học để xác định các chất gây ung thư và từ đó giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với hóa chất độc hại."
Báo cáo của Đại học Nông nghiệp An Huy kết luận rằng việc gọt vỏ là biện pháp an toàn nhất để tránh thuốc trừ sâu trong các lớp biểu b́ và cùi ngoài của trái cây. V́ vậy, nguy cơ ăn phải thuốc trừ sâu không thể được loại bỏ hoàn toàn chỉ bằng cách rửa mà cần phải gọt vỏ để bảo vệ sức khỏe.