Mỹ dự tính chi 6,9 tỷ USD cho tổ chức Olympic 2028 tại Los Angeles, nhờ không xây mới cơ sở hạ tầng.
Hôm 11/8, Thế vận hội Paris 2024 khép lại sau 19 ngày tranh tài. Thị trưởng Los Angeles Karen Bass đă nhận lá cờ Olympic tại lễ bế mạc, báo hiệu cuộc chuyển giao giữa chủ nhà Thế vận hội 2024 và 2028.
Sau khi Pháp tổ chức kỳ thế vận hội với ngân sách thấp, khoảng 10 tỷ USD, ban tổ chức của Mỹ đang đề ra ngân sách tiết kiệm hơn nữa cho Olympic 2028, ở mức 6,9 tỷ USD. Có nhiều lư do cho dự chi này.
Los Angeles đă có kinh nghiệm tổ chức thế vận hội, là thành phố thứ 3 trên thế giới đăng cai Olympic 3 lần. Vào 1932, đây là thành phố duy nhất đấu thầu tổ chức vào thời điểm bị ảnh hưởng bởi cuộc đại suy thoái và một số quốc gia vắng mặt. Đến 1984, Los Angeles thành công về tài chính lẫn hiệu ứng văn hóa, khi khơi mào cho xu hướng tranh đua đấu thầu tổ chức thế vận hội của các thành phố lớn.
Với Olympic 2028, Mỹ tuyên bố đây là kỳ thế vận hội "không xây dựng", nghĩa là nước này sẽ không tốn hàng trăm triệu đến tỷ USD để đầu tư mới cơ sở vật chất. Janet Evans, huy chương vàng Olympic 4 lần môn bơi lội và là Giám đốc vận động viên của Ủy ban tổ chức Los Angeles nhắc lại điều này tại họp báo mới đây ở Paris.
Sau lễ khai mạc sáng tạo của Paris trên sông Seine, trong kế hoạch của ḿnh Los Angeles dự tính khai mạc theo cách truyền thống tại Sân vận động SoFi. Đây là nơi đă tổ chức một trận Siêu cúp bóng bầu dục Mỹ và một số buổi diễn của Taylor Swift kể từ khi mở cửa vào năm 2020.
Trong khi, Intuit Dome - sân nhà sắp khai trương của đội bóng rổ Los Angeles Clippers - sẽ là địa điểm chính của thế vận hội, nơi tranh tài bóng rổ và một số môn khác. Sân Crypto Arena ở trung tâm thành phố Lakers sẽ diễn ra môn thể dục dụng cụ.
Than phiền về ô nhiễm sông Seine cũng đang gây chú ư đến chất lượng nước khu vực bờ sông Long Beach, nơi sẽ tổ chức các cuộc đua bơi marathon và ba môn phối hợp. Lịch sử vệ sinh của nơi này không đều nhưng nhờ nước biển bơm vào liên tục, chất lượng nước được đánh giá cao trong một phân tích năm 2023 của tổ chức phi lợi nhuận Heal the Bay.
Đầu tư hạ tầng giao thông cũng thường tốn hàng tỷ USD của các thành phố đăng cai. Nhưng Los Angeles không đầu tư riêng dự án nào để phục vụ cho thế vận hội sắp tới. Thay vào đó, thành phố sẽ nâng cấp một số hạ tầng phục vụ cho nhiều mục đích và loạt sự kiện khác nhau diễn ra trong 4 năm tới.
Thành phố này đă có một tuyến tàu điện ngầm kể từ Thế vận hội 1984 chạy qua các địa điểm chính của sự kiện. Việc giành quyền đăng cai Olympic 2028 dưới thời Thị trưởng Eric Garcetti vào năm 2017 giúp họ có thời gian chuẩn bị lâu hơn b́nh thường. Vào 2018, thành phố lên kế hoạch đầy tham vọng gồm 28 dự án xe buưt và đường sắt để chuyển đổi phương tiện giao thông công cộng. Một số đă bị hủy bỏ nhưng số khác vẫn triển khai, gồm việc mở rộng tuyến tàu điện ngầm để kết nối trung tâm Los Angeles với UCLA, nơi được quy hoạch là Làng Olympic.
Địa phương gần đây nhận được 900 triệu USD tài trợ thông qua gói chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và các khoản khác từ chính quyền Biden. Trong đó, 139 triệu USD được dùng trực tiếp để nâng cấp giao thông công cộng vào 2028, với mục tiêu là "thế vận hội không ôtô".
Một dự án nổi bật khác là Inglewood People Mover - tuyến tàu điện tự động - có ba điểm dừng qua các địa điểm tổ chức lớn. Ban đầu, dự án này nhận được cam kết tài trợ một tỷ USD từ liên bang, nhưng vấp phải phản đối nên bị cắt 200 triệu USD. Hiện chưa rơ dự án có thể hoàn thành vào 2028 hay không.
Địa h́nh Los Angeles được cho là khó đi lại, có vẻ không phù hợp với thế vận hội, nhưng nó vẫn vận hành hiệu quả trong các sự kiện lớn trước đây. Bà Karen Bass có kế hoạch noi theo chiến thuật của Thị trưởng Tom Bradley năm 1984, yêu cầu các doanh nghiệp địa phương sắp xếp lại giờ làm để giảm lượng ôtô trên đường và cho phép người dân làm việc tại nhà suốt 17 ngày diễn ra Olympic.
Nhưng tỷ lệ tội phạm tại thành phố đang cao hơn đáng kể so với hồi 1984. Thế vận hội được chỉ định là sự kiện an ninh đặc biệt cấp quốc gia, Cơ quan Mật vụ Mỹ là lực lượng chủ chốt được giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch an ninh. Hoạt động của họ đ̣i hỏi nguồn lực tài chính liên bang đáng kể.
Ngoài ra, trại tạm cho người vô gia cư ở thành phố này cũng nhiều hơn so với năm 1984. Địa phương này khó có khả năng giải quyết được cuộc khủng hoảng vô gia cư trong 4 năm tới. Thống đốc California Gavin Newsom dọa sẽ cắt nguồn tài trợ cho các thành phố không thể dọn dẹp các trại tạm.
Về nguồn thu, Ban tổ chức Olympic Los Angeles trông cậy vào doanh số bán vé, tài trợ, thanh toán từ Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) và các nguồn khác. Đến nay họ mới nhận được hơn một tỷ USD trong mục tiêu 2,5 tỷ USD từ các khoản tài trợ của công ty tại Mỹ.
Trong khi, với doanh nghiệp địa phương, thế vận hội vẫn là cơ hội để đầu tư và kiếm tiền. Ngành công nghiệp khách sạn của thành phố tiếp tục phát triển, bổ sung 9.000 pḥng mới trong 4 năm qua và dự kiến tăng thêm vào bốn năm tới.
Adam Burke, Chủ tịch kiêm CEO Hội đồng Du lịch và hội nghị Los Angeles tuyên bố thành phố là "điểm đến hợp lư tiếp theo" cho thế vận hội. "Los Angeles đă thực sự nổi lên như một trong những thủ đô thể thao của thế giới", ông nói.
Trước khi diễn ra Olympic 2028, nơi đây sẽ đăng cai FIFA World Cup và giải Quần vợt nữ mở rộng Mỹ vào 2026 và trận tranh cúp vô địch bóng bầu dục Mỹ (Super Bowl) năm 2027.
|