Theo như có một cuộc chiến trên ‘‘mặt trận’’ tiền điện tử nhằm ngăn chặn các nỗ lực kinh tế chiến tranh của Nga hứa hẹn sẽ quyết liệt, sau khi hạ Viện Nga mới đây mở đường cho phép Ngân hàng Trung ương Nga lập ra một dự án thí điểm để thúc đẩy sử dụng tiền điện tử trong các thanh toán quốc tế, điều vẫn bi cấm cho đến nay để lách trừng phạt của phương Tây.
H́nh ảnh biểu tượng cho loại tiền ảo Bitcoin, Dash, Ethereum, Ripple và Litecoin. REUTERS - Florence Lo
Hôm qua, 30/07/2024, Hạ Viện Nga đă thông qua một dự luật mở đường cho việc sử dụng tiền ảo trong các thanh toán quốc tế, nhằm lách các trừng phạt của phương Tây do cuộc xâm lăng Ukraina của Matxcơva. Cuộc chiến trên ‘‘mặt trận’’ tiền điện tử nhằm ngăn chặn các nỗ lực kinh tế chiến tranh của Nga hứa hẹn sẽ quyết liệt.
Luật vừa được Hạ Viện Nga thông qua cho phép Ngân hàng Trung ương Nga lập ra một dự án thí điểm để thúc đẩy sử dụng tiền điện tử trong các thanh toán quốc tế, điều vẫn bi cấm cho đến nay. Dự luật này cũng sẽ quy định chặt chẽ khâu sản xuất ‘‘tiền ảo’’, theo đó chỉ có các doanh nghiệp được Nhà nước cho phép mới có quyền sản xuất các loại tiền điện tử trên quy mô lớn. Sau khi được Hạ Viện bật đèn xanh, dự luật sẽ phải được Thượng Viện thông qua, và tổng thống phê chuẩn để chính thức có hiệu lực. Theo AFP, các bước tiếp theo sẽ chỉ là vấn đề thủ tục.
Trong lĩnh vực tiền ảo, ngoài các loại tiền do các doanh nghiệp sản xuất, như bitcoin, theo hăng tin Nga Interfax hôm qua, Ngân hàng Trung ương Nga sẽ chuyển từ chế độ thí điểm sang triển khai trên diện rộng việc sử dụng ‘‘đồng rúp điện tử’’ từ tháng 7/2025. Ngân hàng Trung ương Nga đă tiến hành một dự án thí điểm với đồng rúp kỹ thuật kể từ tháng 8/2023.
Theo Reuters, về diễn biến này, kinh tế gia Anatoly Aksakov, chủ tịch Ủy ban Tài Chính của Hạ Viện Nga, nhận định ‘‘chúng tôi đang đưa ra một quyết định lịch sử trong lĩnh vực tài chính’’. Theo một số nhà quan sát, Matxcơva hy vọng là việc sử dụng các loại tiền điện tử nói chung sẽ khó bị các cơ quan giám sát của phương Tây phát hiện, như vậy Nga sẽ mua được dễ dàng hơn các mặt hàng trên thị trường quốc tế, vốn bị cấm bán cho Nga. Chuyên gia Mati Greenspan, giám đốc công nghiên cứu về thị trường tiền ảo Quantum Economics, nhấn mạnh Matxcơva tin tưởng là các giao dịch với tiền bitcoin chẳng hạn sẽ không bị ngăn chặn bởi bất cứ chính phủ hay ngân hàng này’’.
Theo thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, bà Elvira Nabiullina, các thanh toán bằng tiền điện tử sẽ bắt đầu diễn ra trước cuối năm 2024 này. Quan điểm của Ngân hàng Trung ương Nga như vậy đă đảo ngược hoàn toàn lập trường trước đó của định chế này. Trước cuộc chiến xâm lược Ukraina, Ngân hàng Trung ương Nga đă từng đề xuất cấm sử dụng tiền điện tử để giao dịch, với lư do là điều này đe dọa ổn định tài chính, quyền lợi của người dân, và chính sách tiền tệ quốc gia.
Tiền ảo có thể giúp các nước lách được lệnh trừng phạt không? Theo chuyên gia Greenspan của Quantum Economics, việc sử dụng tiền ảo trong các thanh toán quốc tế sẽ giúp Nga. Một số ví dụ tiêu biểu được đưa ra là Bắc Triều Tiên đă nhiều lần bị cáo buộc huy động hàng triệu đô la tiền ảo cho nhiều chương tŕnh của B́nh Nhưỡng. Iran cũng bị cáo buộc sử dụng tiền ảo để vượt qua các rào cản thương mại quốc tế.
Theo thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, để ‘‘đồng rúp điện tử’’ được áp dụng rộng răi trong xă hội, cần từ 5 đến 7 năm. Matxcơva buộc phải tăng tốc triển khai sử dụng tiền ảo một mặt do các tiến bộ nhanh chóng của kỹ thuật tiền ảo, khiến loại tiền này đang ngày càng được sử dụng rộng răi hơn, mặt khác ṿng vây trừng phạt của phương Tây siết chặt buộc Nga phải t́m lối thoát. Theo thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, Elvira Nabiullina, việc thanh toán chậm trễ đă dẫn đến lượng hàng nhập khẩu vào Nga giảm 8% trong năm nay. Bà nhấn mạnh là ‘‘các lệnh trừng phạt thứ cấp’’ khiến việc thanh toán hàng nhập khẩu trở nên khó khăn hơn.
Các thanh toán bằng tiền điện tử là đối tượng giám sát của Văn pḥng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Mỹ (OFAC). Theo TRM Labs, ‘‘bằng cách làm tăng rủi ro đối với các tổ chức tài chính nước ngoài và hạn chế quyền truy cập vào các công nghệ quan trọng, Hoa Kỳ và các đồng minh quyết tâm làm giảm khả năng duy tŕ cuộc xâm lược Ukraina của Nga’’.