Triều Tiên đă bác bỏ nhận xét của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng nhà lănh đạo của nước này Kim Jong Un nhớ ông Trump, nói rằng "chúng tôi không quan tâm".
Trang Firstpost (Ấn Độ) ngày 24/7 đưa tin, trong bài phát biểu dài 90 phút vào ngày cuối cùng của Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng ḥa hồi tuần trước, ông Donald Trump đă nói: "Khi chúng tôi quay lại, tôi rất thân với ông ấy [Kim Jong Un]. Ông ấy cũng muốn gặp lại tôi. Tôi nghĩ ông ấy nhớ tôi, nếu bạn muốn biết sự thật."
Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump hội đàm tại Việt Nam vào tháng 2/2019. Ảnh: PA
Mặc dù phản hồi chậm, nhưng B́nh Nhưỡng, thông qua cơ quan truyền thông nhà nước Thông tấn xă Trung ương Triều Tiên (KCNA), ngày 23/7 đă đáp trả rằng Mỹ bị coi là một quốc gia "không thực hiện lời hứa của ḿnh, nói thế này làm thế kia".
Theo tờ Newsweek (Mỹ), KCNA dẫn lời nhà chức trách Triều Tiên trong một tuyên bố: "Ngay cả khi bất kỳ chính quyền nào nhậm chức ở Mỹ, bầu không khí chính trị vốn đang rối bời bởi sự đấu đá nội bộ của hai đảng vẫn không thay đổi và do đó, chúng tôi [Triều Tiên] không quan tâm đến điều này".
Tuyên bố của B́nh Nhưỡng thừa nhận rằng ông Trump "đă cố gắng phản ánh mối quan hệ cá nhân đặc biệt giữa các nguyên thủ quốc gia" nhưng nói thêm rằng ông không mang lại "bất kỳ thay đổi tích cực đáng kể nào".
Tuyên bố tiếp tục nói rằng cảm xúc cá nhân phải được phân biệt với chính sách đối ngoại của một quốc gia.
Theo Newsweek, hai ông Trump và Kim đă gặp nhau ba lần (một lần vào năm 2018 và hai lần vào năm 2019), và ông Trump trở thành Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân lên lănh thổ Triều Tiên. Tuy nhiên, những cuộc gặp này đă không đưa đến những thỏa thuận thực chất.
Trong khi đó, một số chuyên gia nhận thấy rằng, bằng cách đưa ra tuyên bố trên, Triều Tiên cho thấy họ đang theo dơi rất chặt chẽ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.
"Tuyên bố này là bằng chứng cho thấy Triều Tiên có thể đang chú ư tới các cuộc thảo luận ở Washington lúc này và mở ra khả năng mối quan hệ có thể thay đổi mạnh mẽ nếu ông Trump trở thành tổng thống", Newsweek dẫn lời Hong Min - một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc - nói với trang tin chuyên về Triều Tiên NK News (Mỹ).
Ralph G. Carter - giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Texas Christian - nói với Newsweek rằng, Triều Tiên có thể cảm nhận được kết quả của cuộc bầu cử.
"Chính quyền Biden-Harris theo đuổi mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Hàn Quốc và Nhật Bản - hai trong số những đối thủ và mối đe dọa lớn nhất của Triều Tiên. Và chính quyền của bà Harris [nếu đắc cử] gần như chắc chắn sẽ duy tŕ được những mối quan hệ chặt chẽ đó", Carter nói.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, ông Trump đă t́m cách giảm quy mô hiện diện quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc, hủy bỏ các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ - Hàn hai năm một lần, và nói chung đă ra tín hiệu rằng Hàn Quốc không phải là lợi ích quốc gia đáng kể mà Mỹ cần bảo vệ, Carter cho biết.
Quan hệ Trump - Kim
Theo Firstpost, vào năm 2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump ban đầu đe dọa sẽ tung "lửa và cơn thịnh nộ" nhằm vào Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un do các vụ thử hạt nhân và phát triển tên lửa của Triều Tiên nhắm tới nước Mỹ.
Đáp lại, hăng thông tấn Triều Tiên KCNA gọi ông Trump là "lăo già" và các đặc phái viên của ông là "bọn xă hội đen".
Tuy nhiên, sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa hai nước ở Singapore vào năm 2018, giọng điệu đă thay đổi đáng kể, khi các quan chức Triều Tiên gọi đó là phản ứng hóa học "tuyệt vời một cách bí ẩn" giữa hai nhà lănh đạo.
Tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Singapore, hai nhà lănh đạo đă đồng ư một tuyên bố cơ bản về phi hạt nhân hóa.
Sau đó, Triều Tiên đă tạm dừng thử tên lửa trong một thời gian ngắn, và Mỹ thu hẹp quy mô các cuộc tập trận quân sự chung với Hàn Quốc, vốn là một vấn đề nhức nhối đối với Triều Tiên.
Bất chấp những động thái này, Triều Tiên không có bước đi cụ thể nào để dỡ bỏ kho vũ khí hạt nhân của ḿnh. Thay vào đó, nước này tiếp tục tăng cường dự trữ vật liệu phân hạch và bắt đầu thử nghiệm thế hệ tên lửa đạn đạo hiện đại hóa, có khả năng hạt nhân ngay sau khi Mỹ đột ngột kết thúc ṿng đàm phán thứ hai giữa hai nước tại Việt Nam vào năm 2019.
Triều Tiên chờ ông Trump tái đắc cử
"Triều Tiên đang háo hức chờ đợi sự tái đắc cử của ông Trump", hăng tin Bloomberg dẫn lời Ri Il Gyu - một cựu quan chức ngoại giao Triều Tiên đă đào tẩu sang Hàn Quốc vào tháng 11/2023 - nói trong một cuộc phỏng vấn với hăng tin Yonhap News (Hàn Quốc).
Bộ Ngoại giao Triều Tiên có thể đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng, Ri nói và cho biết thêm bản thân dự đoán các đồng nghiệp cũ của ḿnh sẽ phải đối mặt với "một trận chiến khó khăn" trong việc cố gắng cải thiện quan hệ Mỹ - Triều.
Theo Firstpost, kể từ khi nhậm chức, chính quyền Tổng thống Joe Biden đă nỗ lực cải thiện mối quan hệ an ninh giữa hai đồng minh chính trong khu vực là Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời phô trương sức mạnh quân sự của Mỹ và cảnh báo ông Kim Jong Un về hậu quả nghiêm trọng của việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
B́nh Nhưỡng đă phớt lờ lời kêu gọi quay lại bàn đàm phán của Nhà Trắng khi nước này tiếp tục phát triển kho vũ khí hạt nhân của ḿnh.
VietBF@ Sưu tập