Ông Trọng từ trần vào ngày 18/7/2024.
Từ ngày 19/7 sẽ hoăn tất cả các chương tŕnh văn hóa nghệ thuật trên cả nước để chuẩn bị Quốc tang.
Ông Trọng đă rơi vào hôn mê sâu từ chiều hôm 17/7.
Lần cuối ông xuất hiện trước công chúng là vào 20/6 khi tiếp Tổng thống Nga Putin đến Hà Nội.
"Trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6, những h́nh ảnh ông Trọng do hăng thông tấn Nga chụp trông ốm yếu hơn trước, có thể do tác dụng phụ của thuốc."
"Trước khi hôn mê sâu vào chiều ngày 17/7 th́ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đă chọn ông Tô Lâm là người điều hành, sau đó Bộ Chính trị đă thống nhất."
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng Chủ tịch nước Tô Lâm v́ ông Tô Lâm đóng vai tṛ quan trọng trong công cuộc đốt ḷ chống tham nhũng của ḿnh.
Theo thông báo chính thức, Bộ Chính trị đă có Quyết định trao tặng Huân chương Sao vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 18/7.
Huân chương này là quan trọng nhất trong các huân chương và theo thông lệ, thường là để thưởng cho những cá nhân đă hoàn thành nhiệm vụ, hoặc đă qua đời. Ít nhất là từ năm 2009 tới nay, những cá nhân nhận Huân chương Sao Vàng đều là sau khi họ đă qua đời.
"Sau hàng loạt sự rời ghế của các ủy viên Bộ Chính trị được đánh giá là có khả năng đua vào vị trí tổng bí thư gồm ông Vơ Văn Thưởng, ông Vương Đ́nh Huệ, bà Trương Thị Mai (những người đều đă ở trong Bộ Chính trị một nhiệm kỳ trở lên), th́ giờ chỉ c̣n ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính.
Từ cuối tháng 6/2024 có tin ông Phú Trọng suy gan giai đoạn cuối.
Hồi tháng trước, khi ông Putin đến Việt Nam, ông Trọng đă xuất hiện với bộ dạng phù thũng, và không thể tự đứng.
Tin đồn rằng Trung Quốc cử đoàn bác sĩ sang chăm sóc nhưng cũng không thể kéo dài thêm tuổi thọ của ông Phú Trọng.
Năm ngoái, ông Trọng c̣n ráng gượng sức đi đón Tổng thống Mỹ Joe Biden, rồi đến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Mặc dù lúc ấy, ông chỉ có thể “cà lết”, nhấc từng bước nặng nề.
Tại Hội nghị Trung ương 9, ông đă có vẻ hốc hác, teo tóp. Nhưng ở lần xuất hiện sau đó khoảng 1 tháng, trong cuộc họp với các “lănh đạo chủ chốt”, ông Trọng có khuôn mặt ứ nước, bệu bạo. Gần đây nhất là lần tiếp đón ông Putin, ông Trọng thậm chí không thể đứng dậy được, và cũng không thể ngồi thẳng lưng như trước đây.
Thi thể TBT Nguyễn Phú Trọng được cho vào nhà lạnh bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để bảo quản cho xác không phân hủy. Sau khi định được ngày giờ sẽ cho vào quan tài trước khi viếng.
update ....
Nguyễn Phú Trọng (sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944) là một chính khách người Việt Nam. Ông đảm nhiệm chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII. (2011-2024).
Trước đó, ông cũng từng là Chủ tịch Quốc hội thứ 9 của nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2011.
Ông Trọng gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1967 và thăng tiến nhanh chóng nhờ công tác chính trị. Sau đó, ông gia nhập Ủy ban Trung ương của Đảng vào năm 1994, Bộ Chính trị năm 1997 và Quốc hội vào năm 2002. Từ năm 2000 đến năm 2006, ông nguyên là Bí thư Thành ủy Hà Nội, vị trí lănh đạo cao nhất của Thành ủy Hà Nội. Sau khi Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm là ông Nguyễn Văn An từ chức, ông Trọng trở thành Chủ tịch Quốc hội kế nhiệm từ năm 2006 đến năm 2011, chính thức bước vào "Tứ trụ" của Nhà nước Việt Nam.
Trong thời gian lănh đạo, ông đă theo đuổi một chiến dịch chống tham nhũng rộng răi mang tên Chiến dịch đốt ḷ được chính ông khởi xướng từ năm 2013, đă lôi kéo hàng ngh́n quan chức cấp cao bị điều tra, bắt giữ hoặc thôi các chức vụ. Trong đó, 09 Ủy viên Bộ Chính trị đă bị phát hiện dính líu đến các vụ án tham nhũng mà ông Trọng điều tra, khiến cho 01 người là ông Đinh La Thăng bị bắt giam, 01 người bị cách chức, 02 người bị cảnh cáo và 05 người buộc phải thôi chức (trong đó có 02 Chủ tịch nước là ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Vơ Văn Thưởng, 01 Chủ tịch Quốc hội là ông Vương Đ́nh Huệ phải từ chức khi chưa hết nhiệm ḱ).
Tháng 9 năm 2023, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Ḱ Joe Biden th́ ông Trọng và ông Biden đă đồng ư nâng cấp quan hệ ngoại giao Việt-Mĩ lên Đối tác Chiến lược toàn diện mà không qua Đối tác Chiến lược đưa Hoa Ḱ trở thành quốc gia thứ 5 có quan hệ ngoại giao cao nhất với Việt Nam. Sự kiện này đă trở thành sự kiện ngoại giao lớn v́ trước đó Việt-Mỹ là 2 nước kẻ thù trong Chiến tranh Việt Nam đă gác lại quá khứ bi thương để cùng hợp tác với nhau ở nhiều lĩnh vực.
Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 tại thôn Lại Đà, xă Hội Phụ, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc thôn Lại Đà, xă Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội) tại một gia đ́nh bần nông và là con út trong số bốn anh chị em.
Từ năm 1957 đến năm 1963, ông học trường cấp hai và cấp ba Nguyễn Gia Thiều tại huyện Gia Lâm (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội).
Năm 1963, ông theo học Khoa Văn tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và tốt nghiệp bằng Cử nhân Ngữ văn.
Tháng 8 năm 1973, Nguyễn Phú Trọng được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Khóa học sau đó đă kết thúc vào tháng 4 năm 1976.
Từ tháng 9 năm 1981 đến tháng 8 năm 1983, ông tiếp tục được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ ở bộ môn Khoa học Lịch sử tại Viện Hàn lâm Khoa học xă hội thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (Акаде́мия обще́ственных нау́к при ЦК КПСС).
Năm 1992, Nguyễn Phú Trọng đă được nhà nước phong hàm phó giáo sư và vào năm 2002 ông được phong hàm lên Giáo sư chuyên ngành Xây dựng Đảng.
Tháng 8 năm 1996, Nguyễn Phú Trọng được điều làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội kiêm Trưởng Ban cán sự Đại học, phụ trách công tác tuyên giáo của Thành ủy. Cũng vào tháng 3 năm 1998, ông lên làm Phó Chủ tịch Hội đồng Lư luận Trung ương, phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 12 năm 1997, tại Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, ông được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII. Từ tháng 8 năm 1999 cho tới hết nhiệm ḱ của Đại hội VIII năm 2000, ông đă tham gia Thường trực Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII; trực tiếp chỉ đạo việc biên soạn Văn kiện Đại hội IX của Đảng.
Vào tháng 1 năm 2000, Nguyễn Phú Trọng nhậm chức Bí thư Thành ủy Hà Nội. Tháng 11 năm 2001, ông cũng kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch Hội đồng Lư luận Trung ương, phụ trách công tác lư luận của Đảng. Từ đầu năm 2003, ông đă trực tiếp chỉ đạo công tác tổng kết 20 năm Đổi Mới, chuẩn bị và biên soạn tiếp Văn kiện Đại hội X của Đảng.
update ....
Lộ bản thông báo cancel tất cả công việc để ông Tô Lâm chuẩn bị tang lễ cho ông Phú Trọng.