Theo như điều thú vị là sự tham gia của Trung Quốc tương đối khiêm tốn, với thiết bị chỉ được vận chuyển trên một máy bay vận tải hạng nặng Y-20, hạ cánh tại Căn cứ Không quân Baranovichi, cách Minsk khoảng 160 km về phía tây nam cho thấy phản ứng của Bắc Kinh trước những áp lực từ NATO như đây là lần hiếm hoi Trung Quốc triển khai lực lượng quân sự của ḿnh tới châu Âu.
Các đơn vị bộ binh của Quân đội Trung Quốc đang tiến hành cuộc tập trận quân sự chung, kéo dài 11 ngày với lực lượng Belarus gần biên giới với Ba Lan. Cuộc tập trận này bắt đầu từ ngày 8/7, mục tiêu chính là nhằm tăng cường sự phối hợp giữa hai lực lượng.
Cuộc tập trận diễn ra vào thời điểm căng thẳng đang gia tăng trong khu vực, đặc biệt là khi Ba Lan tăng cường lực lượng quân sự tại biên giới với Belarus.
Điều thú vị là sự tham gia của Trung Quốc tương đối khiêm tốn, với thiết bị chỉ được vận chuyển trên một máy bay vận tải hạng nặng Y-20, hạ cánh tại Căn cứ Không quân Baranovichi, cách Minsk khoảng 160 km về phía tây nam.
Việc triển khai này đánh dấu sự leo thang mới trong căng thẳng Trung Quốc - NATO. Khi các quốc gia khối phương Tây đang tăng cường sự hiện diện quân sự của họ ở Đông Á, đồng thời cũng gia tăng áp lực lên Belarus và Nga. Trong quá khứ, các đợt triển khai quân sự của Trung Quốc tới châu Âu rất ít. Lần hiếm hoi là vào tháng 4/2022, sáu chiếc Y-20 đă được điều động để chuyển giao các hệ thống tên lửa đất đối không HQ-22 cho Serbia.
Máy bay vận tải Y-20 của Trung Quốc.
Hợp tác Trung Quốc - Belarus
Các cuộc tập trận chung này diễn ra ngay sau khi Minsk gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải do Trung Quốc lănh đạo. Nhóm này cũng bao gồm Nga, Ấn Độ, Pakistan, Iran và một số quốc gia Trung Á.
Trung Quốc và Belarus có mối quan hệ chiến lược lâu đời. Mối quan hệ này được củng cố hơn nữa khi Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc, Lư Thượng Phúc đến Belarus vào ngày 16/8 vừa qua trong chuyến thăm chính thức kéo dài ba ngày nhằm tăng cường hợp tác quân sự.
Ví dụ mang tính biểu tượng nhất trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Belarus là sự ra đời của hệ thống pháo phản lực Polonez. Được phát triển với sự hỗ trợ đáng kể từ Trung Quốc, hiện tại Polonez được đánh giá là hệ thống pháo binh tiên tiến bậc nhất ở châu Âu. Bên cạnh đó, hợp tác thương mại, công nghệ và nguồn đầu tư của Trung Quốc đóng vai tṛ quan trọng, trong việc giúp Minsk chống chọi với áp lực kinh tế ngày càng gia tăng của phương Tây kể từ năm 2020.
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, cuộc tập trận ở Belarus có thể là mở đầu cho nhiều cuộc tập trận có sự tham gia của lực lượng Trung Quốc trong thời gian tới. Belarus vốn đang phải đối mặt với áp lực quân sự ngày càng tăng của phương Tây, cũng đang chứng kiến sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Nga trên đất nước ḿnh.
Bộ Quốc pḥng Belarus không cung cấp thông tin chi tiết về cuộc tập trận. Họ tuyên bố: “ Trong bối cảnh các hoạt động chống khủng bố, cuộc tập trận chung này sẽ bao gồm huấn luyện tích hợp và diễn tập đơn vị hỗn hợp ”.
Sự khởi đầu của các cuộc tập trận này diễn ra trùng hợp với sự chỉ trích chưa từng có từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc đối với NATO. Bộ này cáo buộc liên minh phương Tây mang lại “ rủi ro an ninh cực kỳ cao cho thế giới và khu vực ” và lên án “ NATO sử dụng Trung Quốc làm cái cớ để tiến về phía đông vào châu Á - Thái B́nh Dương và khuấy động căng thẳng trong khu vực ”.
Máy bay Y-20 của Trung Quốc chở hệ thống pḥng không HQ-22 tới Serbia.
Trước đó, vào ngày 6/6, Bulgarian Military đưa tin, một chiếc RQ-4B Global Hawk đă cất cánh từ Hy Lạp và bay đến Ukraine. Chiếc máy bay không người lái này đă bay qua không phận của các quốc gia đối tác NATO như Bulgaria, Romania, Hungary và Slovakia trước khi bay vào không phận Ba Lan từ phía nam. Khi thực hiện nhiệm vụ này, nó đă cẩn thận tránh bay qua Ukraine. Sau đó, nó tiếp tục hành tŕnh qua Ba Lan từ nam ra bắc.
Bulgarian Military lưu ư trong bài đăng của ḿnh, “ Khá bất thường, chiếc UAV RQ-4B Global Hawk của Mỹ đang hướng đến một vị trí gần biên giới Belarus, dường như để tiếp tục do thám các mục tiêu quan trọng cho nhóm tấn công của Lực lượng vũ trang Ukraine trong khu vực ”.
RQ-4B cũng có thể đă thực hiện nhiệm vụ trinh sát này để theo dơi chặt chẽ lực lượng Nga ở khu vực Kaliningrad, cũng như hạm đội đồn trú tại đó. Tuy nhiên, cũng có suy đoán rằng nhiệm vụ này có liên quan đến Trung Quốc. Vào ngày 6/6, một nhóm quân nhân Trung Quốc đă đến Belarus để tham gia "huấn luyện chống khủng bố", theo thông báo của Bộ Quốc pḥng Belarus.
Diễn biến này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Belarus, đồng minh quan trọng của Moskva, gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải do Trung Quốc - Nga lănh đạo, tổ chức này có vai tṛ giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, an ninh và quốc pḥng Á - Âu. Theo Bộ Quốc pḥng Belarus, cuộc tập trận này nhằm mục đích "chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp các đơn vị Belarus và Trung Quốc, đồng thời thiết lập nền tảng để thúc đẩy hợp tác Belarus-Trung Quốc trong huấn luyện quân đội chung".