Xyanua là một chất cực độc, thường được sử dụng trong ngành công nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại tự nhiên trong một số thực phẩm như sắn, măng tươi hay hạt táo, hạt mơ, hạt đào, hạt mận…
Xyanua thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như sơn, dệt nhuộm, luyện kim, khai thác vàng, sản xuất thuốc trừ sâu… Nó cũng được t́m thấy trong khói thuốc lá, khí thải xe cộ. Ảnh: Samcotech
Xyanua hay cyanide gây độc cho sinh vật sống ở nồng độ rất thấp.
Trong tự nhiên, Xyanua được t́m thấy ở hơn 2.000 loài thực vật. Trong số này có các loại thực phẩm tự nhiên thường gặp như măng, sắn, hạt của các loại quả hạch như táo, mơ, đào, lê, mận, anh đào…Ảnh: Garden
Ở những cây này, xyanua liên kết với các phân tử đường dưới dạng glycoside cyanogen.
Bản thân các glycoside cyanogen tương đối không độc hại, tuy nhiên, chúng được chuyển hóa thành hydro xyanua độc hại trong đường ruột.
Chất độc xyanua có nhiều nhất ở vỏ sắn, hai đầu củ sắn và lơi sắn, chúng ta ăn sắn dễ bị ngộ độc nếu không được chế biến đúng cách. Khi hấp thụ vào cơ thể, nó sinh ra acid xyanhidric (HCN) có độc tính cao gây ngộ độc.
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế, sắn, măng có chất độc là acid xyanhydric. Độc tố acid cyanhydric trong sắn cao sản cao gấp nhiều lần. Khi vào trong máu, độc tố làm cho các mô tế bào bị thiếu oxy, gây suy hô hấp nghiêm trọng.
Con người khi trúng độc xyanua sẽ bị nôn mửa, buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, khó nh́n, nhịp tim chậm, co giật, suy hô hấp, có thể tử vong. Các triệu chứng thường xảy ra trong ṿng vài phút sau khi hít phải xyanua hoặc ăn thực phẩm có chứa chúng.