T́nh trạng đồng yên trượt giá liên tục được ví như cơn “ác mộng” của những người đang sống ở Nhật Bản khi nó đẩy giá cả hàng hóa tăng phi mă.
Khi tiền ăn trở thành gánh nặng
Trong cơn băo “trượt giá” của đồng yên, nhiều công ty Nhật Bản đang phải gánh áp lực lớn do phụ thuộc vào nguyên liệu thô nhập khẩu từ nước ngoài, chi phí sản xuất bị đẩy lên cao. Điều này dẫn đến t́nh trạng giá thực phẩm trong nước và nhu yếu phẩm hàng ngày tiếp tục tăng tại Nhật Bản.Tại một số cửa hàng chuyên bán đồ đồng giá 100 yên, chủ cửa hàng cho biết các sản phẩm đồ ăn đều chịu ảnh hưởng lớn khi đồng yên mất giá. Những gói kẹo nay được chia vào các túi nhỏ chỉ 100g. Các sản phẩm đậu ăn liền cũng giảm mạnh về chủng loại, nay chỉ c̣n bày bán khoảng 6 loại, ít hơn hẳn so với mười mấy loại đa dạng trước đó.
Một bà nội trợ ở Nhật Bản cho biết, thực phẩm nhập khẩu, đặc biệt là thực phẩm đóng hộp tăng giá liên tục, giá bán ở siêu thị đă tăng khoảng 300 yên (tính đến cuối tháng 4/2024). Giấy vệ sinh - mặt hàng giá rẻ nay cũng chung cảnh tăng giá.
Du lịch nước ngoài trở thành “ác mộng”
Tháng 5 vừa qua là “tuần lễ vàng” ở Nhật Bản, người dân có nhiều thời gian nghỉ ngơi và đi du lịch. Song những người Nhật chọn đi du lịch ở nước ngoài không khỏi than trời khi phải chịu ảnh hưởng từ sự mất giá của đồng yên.
Một khách du lịch người Nhật đến London (Anh quốc) cho biết giá cả ở đây nếu quy đổi ra đồng yên th́ quá cao. Một suất cá và khoai tây chiên có giá khoảng 4.000 yên (khoảng 600.000đ tính theo tỉ giá hiện tại), không bao gồm đồ uống.
Lao động nước ngoài ở Nhật rơi vào cảnh chật vật
Bên cạnh đó, những người nước ngoài đang làm việc và sinh sống ở Nhật Bản cũng không khỏi chật vật khi đồng yên măi chưa “phục hồi”.
Một phụ nữ người Philippines đang làm việc tại Nhật Bản cho biết: “Đồng yên mất giá hàng năm khiến việc tồn tại ở đây trở nên khó khăn”.2 năm trước, cô từ Philippines đến Nhật Bản để làm dịch vụ giúp việc gia đ́nh. Thu nhập hàng tháng của cô là khoảng 200.000 yên, trong đó 50.000 yên phải chuyển về cho gia đ́nh ở quê nhà. Tuy nhiên, số tiền cô chu cấp cho gia đ́nh đă giảm đáng kể sau khi đồng yên mất giá.
“Đồng yên đă giảm quá nhiều trong năm nay, bây giờ chuyển 50.000 yên căn bản là không đủ”, người phụ nữ nói. Công ty của cô có khoảng 120 nhân viên, tất cả đều là người Philippines. Do ảnh hưởng từ đồng yên, một số người đă lần lượt từ chức. Ông Tesuya, chủ tịch công ty cho biết khi đồng yên liên tục mất giá, khối lượng công việc của nhân viên không thay đổi nhưng giá trị của số tiền có thể chuyển ra nước ngoài lại giảm dần. Một số nhân viên đă từ chức và chuyển sang những nơi có giá trị tiền tệ cao hơn như Canada, Úc để làm việc.
Trước t́nh trạng nguy cấp này, chính phủ Nhật Bản bày tỏ sẵn sàng can thiệp vào thị trường tiền tệ nếu cần. Đồng thời, Nhật Bản cũng thừa nhận đă chi 9.800 tỷ yên (tương đương 61,3 tỷ USD) để can thiệp vào thị trường tiền tệ trong khoảng thời gian một tháng từ ngày 26/4-29/5.
|