Con tàu mới dự kiến có tổng trọng tải gấp ba lần con tàu lớn nhất hiện đang phục vụ trong Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản.
Theo tờ South China Morning Post (SCMP), Nhật Bản sẽ đóng tàu bảo vệ bờ biển lớn nhất từ trước đến nay để tăng cường tuần tra xung quanh quần đảo tranh chấp mà nước này gọi là Senkaku c̣n Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, một động thái được cho là nhằm chống lại các hoạt động hàng hải của Trung Quốc mà không gây ra xung đột trực tiếp trong khu vực.
Tàu Trung Quốc áp sát tàu Nhật Bản ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp. Ảnh: Kyodo
Siêu tàu sẽ trở thành căn cứ nổi bán cố định gần khu vực tranh chấp
Tờ Yomiuiri (Nhật Bản) hôm 8/6 đưa tin, con tàu mới sẽ dài 200 mét và có tổng trọng tải gấp ba lần con tàu lớn nhất hiện đang phục vụ trong lực Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản, khoảng 18.000 tấn.
Garren Mulloy - Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Daito Bunka (Nhật Bản) và là chuyên gia về các vấn đề quân sự - nói với This Week in Asia rằng: "Nhật Bản muốn con tàu mới này hoạt động một cách công khai và thể hiện quyền kiểm soát khu vực".
"Tôi không coi đây là một sự leo thang mà là sự thể hiện khả năng kiểm soát và quản lư của một tổ chức phi chiến đấu", Mulloy nói, đề cập đến tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản.
Theo SCMP, Nhật Bản dự định sử dụng con tàu mới làm căn cứ nổi bán cố định gần khu vực tranh chấp, cho phép Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản giám sát hoạt động của các đơn vị tuần duyên Trung Quốc xâm nhập vào khu vực mà Tokyo gọi là quần đảo Senkaku và coi là lănh thổ của ḿnh.
Căng thẳng song phương tiếp tục gia tăng sau khi Nhật Bản chính thức phản đối Trung Quốc hôm 7/6 sau khi bốn tàu cảnh sát biển có vũ trang của Trung Quốc đi vào vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp. Nhật Bản cho biết đây là lần đầu tiên tàu Trung Quốc mang vũ khí tiếp cận quần đảo này.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc đáp trả rằng, cuộc tuần tra là "hành động thường lệ" nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh và các quyền hàng hải của Trung Quốc, đồng thời là phản ứng trước "những động thái tiêu cực" gần đây của Nhật Bản.
Theo các nhà phân tích, Nhật Bản đang thực hiện các biện pháp pḥng ngừa trước việc Trung Quốc có thể bất ngờ giành quyền kiểm soát lănh thổ không có người ở.
Trung Quốc không hy vọng xung đột
Các nhà phân tích cho biết, Trung Quốc khó có thể tấn công Nhật Bản trong tranh chấp lănh thổ v́ điều này sẽ gây tổn thất nặng nề cho Bắc Kinh do Washington cam kết giúp đỡ Tokyo theo nghĩa vụ hiệp ước nếu kịch bản như vậy xảy ra.
Ryo Hinata-Yamaguchi - Phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Tokyo - cho biết, mối lo ngại lớn hơn là một cuộc đụng độ vô t́nh có thể nhanh chóng leo thang.
"Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc mong muốn một cuộc chiến vào thời điểm này. Tôi nghĩ Trung Quốc đang cố gắng t́m kiếm một khoảng trống nào đó trong vấn đề này. Họ thực sự đang thử thách t́nh h́nh", Hinata-Yamaguchi nói.
"Điều tôi lo ngại là t́nh h́nh leo thang và không bên nào có thể rút lui", ông nói và dẫn chứng về căng thẳng hai nước vào năm 2010 sau khi một tàu đánh cá Trung Quốc va chạm với tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản ở vùng biển quanh quần đảo.
Theo SCMP, vụ việc đă gây ra một sự cố ngoại giao lớn khi Bắc Kinh yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho thuyền trưởng Zhan Qixiong và thủy thủ đoàn sau khi họ bị phía Nhật Bản giam giữ, và hủy bỏ một số cuộc họp cấp bộ trưởng để phản đối. Truyền thông Trung Quốc cũng tăng cường tuyên truyền hướng tới người dân nước này, dẫn đến các cuộc biểu t́nh rộng khắp tại các cơ quan ngoại giao Nhật Bản và gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp Nhật Bản.
Zhan và các thủy thủ đoàn đă được thả tự do sau hơn hai tuần.
Hinata-Yamaguchi nói: "Chúng tôi thấy rằng sự leo thang có thể khó kiểm soát và tôi có thể thấy một sự cố nhỏ sẽ dẫn đến việc Trung Quốc tăng gấp đôi hành động và dẫn đến một cuộc xung đột ngoài ư muốn".
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản sẽ đưa chi phí của con tàu mới vào dự toán ngân sách năm 2025. Con tàu này dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2029, tờ Yomiuri trích dẫn các nguồn tin cho biết rằng các cuộc thảo luận đang được tiến hành để đóng con tàu thứ hai cùng loại.
Con tàu có thể chở hàng chục xuồng cao su tốc độ cao và 3 máy bay trực thăng. Ngoài vai tṛ là tàu chỉ huy cho các tàu khác xung quanh quần đảo tranh chấp, nó c̣n có đủ không gian để dự trữ khối lượng lớn vật tư khẩn cấp nhằm ứng phó với thiên tai.
Một vai tṛ được kỳ vọng khác là sơ tán dân thường khỏi các khu vực của Quần đảo Okinawa trong trường hợp xung đột ở Đài Loan (Trung Quốc) lan sang miền nam Nhật Bản.
Giáo sư Mulloy cho biết: "Nhật Bản không có đủ tàu hoặc nhân lực để đi khắp nơi và việc có một tàu lớn có thể neo đậu trong thời gian dài sẽ là một lợi thế".
"Một con tàu lớn sẽ cung cấp khả năng giám sát bằng radar tốt hơn trên biển và không phận xung quanh quần đảo và là nền tảng tốt hơn cho việc vận hành các trực thăng", Mulloy nói.
Nhật Bản có thể xây dựng cơ sở quân sự trên đảo không?
Một số nhà quan sát đă kêu gọi Nhật Bản xây dựng các cơ sở quân sự trên quần đảo để củng cố tuyên bố chủ quyền của Tokyo trước áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc.
Mulloy cho biết kế hoạch như vậy không khả thi v́ hai lư do. Ông nói: "Đầu tiên là về mặt h́nh thức, tạo cơ hội cho Trung Quốc miêu tả Nhật Bản đang quân sự hóa các đảo và làm suy yếu lập trường của Nhật Bản rằng không có vấn đề lănh thổ v́ chúng là một phần không thể thiếu của quốc gia".
"Vấn đề thứ hai sẽ là các vấn đề phức tạp về kỹ thuật và hậu cần liên quan đến việc bố trí nhân sự trên các ḥn đảo hiện không có cơ sở hạ tầng", Mulloy nói.
Mulloy cho biết, Trung Quốc chưa sẵn sàng tiến hành một cuộc tấn công vào quần đảo mặc dù họ có đủ khả năng để làm điều đó.
"Họ sẽ được ǵ? Sự phản đối của quốc tế từ hầu hết các quốc gia, các lệnh trừng phạt quốc tế và hầu hết các quốc gia sẽ chuyển hướng tàu của họ ra khỏi khu vực, điều này sẽ ảnh hưởng đến thương mại của Trung Quốc", Mulloy nói.
VietBF@ Sưu tập