CÓ THÔNG TIN LÀ THẦY ĐÃ ẨN TU GIỮ GIỚI LUẬT KO Ở 1 CHỖ QUÁ 3 NGÀY. Và thầy đã đi từ chiều nay ngày 13/6/2024..!
Và hơn nữa người dân kéo về đông ùn ùn hiện tai gia đình thầy đang rất mệt mỏi..!
Khớp nơi đang đổ về nhà thầy xe oto chất kín hết đoạn đường vào nhà thầy..!
Ngày 13-6, ông Lê Anh Tú (43 tuổi, trú xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai), người còn được biết đến là “sư Thích Minh Tuệ” tiếp tục đi khất thực trên địa bàn xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
Tuyến Tỉnh lộ 664, từ khoảng 3 giờ sáng đã có đông đảo người đi xe máy, ô tô hướng từ TP Pleiku, tỉnh Gia Lai để vào xã Ia Tô, huyện Ia Grai chờ đợi “sư Thích Minh Tuệ” đi khất thực. Trong số này, nhiều người đến từ các tỉnh Đồng Nai, Đăk Lăk, Đăk Nông… tìm tới mong được gặp, thực hiện đảnh lễ với “sư Thích Minh Tuệ”.
Đi khất thực là buông bỏ vật chất, ôm bình bát hành niệm trên đường phố, ai cho gì ăn nấy vì nhu cầu tối thiểu của sự sống. Đầu trần, chân đất. mỗi ngày một bữa cơm chay, giờ ăn dân dã gọi là “độ ngọ”. Người đi khất là “khất sĩ”. Nơi ở là Tịnh Xá, không gọi là Chùa.
Khất thực Thích Minh Tuệ khác hơn. Ông không mặc áo vàng mà tự nhặt vải lượm được khâu lại. Không ở Tịnh Xá. Sau 6 năm độc hành khất thực được hơn hai vòng khắp Việt Nam, trừ một vài tỉnh chưa kịp đến. Ông ôm ruột (lõi) của nồi cơm điện vì ngại ôm bình bát dễ bị ngộ nhận với hệ phái Phật giáo khác. Ai hỏi, xưng con khi trả lời. Ông xác nhận chỉ là người đang học và hành theo lời Phật dạy. Người đi theo ông là quyền tự do của cá nhân họ, không phải đệ tử. Được khen/chê, kể cả chửi, ông đều bình thản với nụ cười vô ưu, chúc mọi người được an vui, hạnh phúc.
Khất thực Thích Minh Tuệ từng nhỏ nhoi đơn độc giữa biển người ở thành phố, cô độc ở vùng hoang vắng. Đêm ngủ ngồi (không nằm) ở nghĩa địa hay rừng đầy côn trùng, muỗi mòng mà nhìn ông vẫn khỏe bỗng dưng được cả trăm triệu người theo dõi chặt chẽ đến từng bước đi hơn một tháng qua trên mạng xã hội.
Mấy ngày vừa qua, khi từ Bắc vào đến Huế với hơn 70 người đi theo ông và hàng ngàn người rồng rắn chờ được đảnh lễ, kể cả tò mò, đã được nhà cầm quyền Huế gìn giữ an ninh trật tự rất chu đáo, thu xếp lộ trình tránh vào trung tâm thành phố và chọn chỗ để họ qua đêm tại ngoại ô yên tĩnh. Tại đây công an xua đuổi tất cả người ngưỡng mộ chờ đợi bên ngoài, cứ tưởng là đoàn người khất thực được tôn trọng việc ngủ nghỉ (!)
Sáng hôm sau mới phát hiện là đoàn người biến mất. Nhà cầm quyền thì thông báo là đoàn người đã TỰ NGUYỆN dừng cuộc hành khất với lý do a, b, c, d…. Khất thực Thích Minh Tuệ sẽ ẩn tu. Chi tiết xin đọc bản tin của RFA. Việc TỰ NGUYỆN “tan hàng êm đẹp” như thế tại sao lại xảy ra trong đêm khuya mà không công khai giữa ban ngày để mọi người chứng kiến?
Vô tình được cả trăm triệu người theo dõi gián tiếp (trên mạng xã hội) và hàng ngàn người trực tiếp trên đường, mọi lúc, mọi nơi VÌ HỌ TIN KHẤT THỰC THÍCH MINH TUỆ LÀ VỊ CHÂN TU. Nói cách khác ông là một vị sư. Hình ảnh sư Thích Minh Tuệ giống như ánh sáng của một ngọn nến, dù rất nhỏ bé, lẻ loi, đã bất chợt lóe lên giữa tăm tối vô minh. Ánh sáng vật thể đó dù có biến đi (bị ẩn tu) nhưng ánh sáng soi rọi vô minh vẫn còn đó. Và sẽ tiếp tục sáng.
Ánh sáng đó làm Giáo hội Phật giáo nhà nước lo ngại nên ra thông cáo “ông Thích Minh Tuệ tên là Lê Anh Tú… không phải là tu sĩ Phật giáo” điều mà sư Thích Minh Tuệ đã trả lời trước đó (câu thứ 44)
Ánh sáng đó cũng vô tình cho thấy sự khác biệt rất lớn với các sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam béo tốt, sang trọng, uy quyền, ngự trong những ngôi chùa lộng lẫy “khủng” do Ban tôn giáo nhà nước quản lý.
Ánh sáng đó cũng vô tình phát hiện được vài “nhân cách lớn” của chế độ khi họ phát biểu về hiện tượng Thích Minh Tuệ. Ví dụ:
– Tiến sĩ Lê Kiên Thành, quý tử cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, viết trên facebook của ông: “- Ai sẽ là người trồng lúa để có gạo cho thầy (sư Thích Minh Tuệ – nv) dùng bữa? – Ai sẽ dệt những tấm vải để có áo cho thầy mặc? – Ai sẽ giữ bình yên trên những con đường thầy sẽ đi?” Tiến sĩ Thành đã nhận ngay được phản ứng dồn dập của mạng xã hội, đại khái như: – Ai cũng xuất ngoại học tiến sĩ thì ai vô Nam chống Mỹ? – Ai cũng tổ chức đám cưới hoành tráng tại Hà Nội thì ai đổ máu để giải phóng miền Nam?… Tiến sĩ Thành lặng lẽ xóa bài sau đó.
– Thích Chân Quang, “cháu” Hồ Chí Minh, “giải thích” đôi điều rồi “kết luận” sư Thích Minh Tuệ dơ dáy, bẩn thỉu… là “thằng ba trợn”. Ba chữ “thằng ba trợn” được Chân Quang lặp lại mấy lần! Muốn xác minh chỉ cần vào google gõ ba chữ “thằng ba trợn”. Ba chữ này đang gắn liền với Thích Chân Quang!
Còn thái độ trọng kính sư Thích Minh Tuệ thì nhiều vô số. Rất nhiều bài nhận xét về sư. Thật/giả, phải/trái, trắng/đen phân tích rất kỹ về nhiều mặt, nhiều khía cạnh. Về Phật pháp. Về hạnh đầu đà…
Tất cả chỉ (vô tình) mà khai minh được cho hàng triệu Phật tử. Sự khai minh (vô tình) đó đi ngược lại mục đích của Phật giáo nhà nước với chủ trương “Đạo pháp, Dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội” (!)
Như vài nguồn tin cho biết, lễ Phật Đản vừa rồi tại các chùa “khủng” của Giáo hội Phật giáo nhà nước khách đi lễ chùa bỗng mất đi phân nửa. Như vậy thì việc kinh doanh bị thất thu “khủng”. Vài giễu cợt “dám thiếu cả tiền để trả điện, nước và dọn dẹp lắm”!
Những việc làm của các sư nhà nước như: Thích Thanh Quyết bán lá bùa với giá 150 ngàn đồng, người mua đội lên đầu để được “cúng sao giải hạn”. Thích Trúc Thái Minh kêu gọi cúng dường để được giải “oan gia trái chủ”, đỉnh điểm là được chiêm bái “xá lợi tóc Phật linh thiêng”, vì tự nó nhúc nhích được. Thích Chân Quang giảng về luật Nhân Quả thì ai hát karaoke nhiều người đó có nguy cơ chết làm ma câm. Thích Nhật Từ thì dẹp xong Tịnh thất Bồng Lai vì không chịu gia nhập giáo hội nhà nước, nhốt tù cụ Lê Tùng Vân, 90 tuổi. Thích Thanh Toàn, trụ trì chùa Nga Hoàng phạm trọng tội, bị xả giới, nhưng xin được giữ lại tài sản 300 tỉ… v.v. Những sự thật như thế đã “giúp” ngôn ngữ đường phố có thêm nhiều tên lạ, mà thấm thía, như Thích Việt Á, Thích Thủ Thiêm, Thích Giải Cứu, Thích Vạn Phát… Thích Đủ Thứ.
Phải chăng đó là hiệu ứng được khai minh?
Vào cùng thời điểm này, Hà Nội vừa bị hơn 10 ngàn lần sấm sét vang rền, điều chưa từng xảy ra bao giờ cả. Đấy chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi, nhưng nên coi là dấu mốc để dễ nhớ đến sự kiện “tan hàng” TỰ NGUYỆN giữa khuya của đoàn khất thực Thích Minh Tuệ tại Huế.
Nhìn chung toàn thế giới, khi nền tảng đạo đức và văn hóa của một nước bị băng hoại là lúc dân tộc đó rất dễ bị đồng hóa. Hiểu như thế thì sự xuất hiện bất ngờ của sư Thích Minh Tuệ, lẽ ra phải là cơ duyên để xiển dương đạo đức, ấy thế mà bị nhà cầm quyền quyết dẹp bỏ. Tại sao?
Câu hỏi mà người yêu nước cần tự tìm câu trả lời là: Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện có phải vì đất nước và dân tộc hay không?
Tác Giả: Hồ Phú Bông
Theo thông tin trên mạng, trang Wiki vừa mới sắp xếp lại, thì Ngài Thích Minh Tuệ là người thứ hai trên thế giới này, sau Ngài Ca Diếp, tu trọn các hạnh đầu đà. Như vậy, Ngài Minh Tuệ đã trở thành nhân vật Quốc tế của Đạo Phật.
Trên thực tế, chỉ sau mấy ngày công bố nơi ẩn tu của Ngài Minh Tuệ, vùng đất vốn vắng vẻ, yên tĩnh ở Gia Lai đã trở nên huyên náo, ồn ào với hàng ngàn người đến để đảnh lễ, hoặc đơn giản, chỉ để được nhìn thấy Ngài. Ngày hôm qua, ngày thứ hai Ngài Thích Minh Tuệ đi khất thực, có hơn 3.000 người đến gặp thầy. Sáng nay, nghe nói kẹt đường ở khu vực Ngài đi khất thực cỡ 5km.
Mới chỉ có 3 ngày Ngài Minh Tuệ đi khất thực, mà Gia Lai đã "cháy" vé, cả máy bay và các phương tiện thông thường, “cháy” phòng khách sạn, “cháy” cả quán ăn... Nếu hiện tượng này kéo dài thêm một thời gian nữa, và chính quyền không áp dụng các biện pháp hạn chế, chắc chắn sẽ có việc gia tăng số chuyến bay, cũng như các tuyến du lịch đến Gia Lai, và các hình thức lưu trú tạm thời sẽ phát triển nhanh.
Có thể nói, dù bây giờ Ngài Minh Tuệ có ẩn tu ở đâu trong đất nước Việt Nam này, thì nơi đó sẽ ngay lập tức trở thành nơi thu hút khách thập phương. Sự ồn ào, náo nhiệt, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình tu tập của Ngài Minh Tuệ và các đồng môn nếu có. Về mặt nhà nước, thì việc tụ tập đông người, ngoài mặt tích cực là phát triển du lịch địa phương, cũng sẽ mang lại những phiền phức cho an ninh, trật tự của khu vực.
Song song với nhu cầu tín ngưỡng và lòng ngưỡng mộ Ngài Thích Minh Tuệ, chẳng ai dám chắc rằng trong dòng người đang đổ về Gia Lai, không có những kẻ chỉ muốn lợi dụng hình ảnh của Ngài Minh Tuệ để tác động vô những việc khác, cho những mục tiêu khác. Thậm chí, không loại trừ khả năng có những kẻ muốn tiếp cận Ngài với mục đích ám hại Ngài.
Để cân đối giữa nhu cầu tu tập của Ngài Thích Minh Tuệ, và nhu cầu tín ngưỡng của hàng triệu người dân Việt Nam liên quan đến quá trình tu tập của Ngài Thích Minh Tuệ, cần phải có một chính sách khéo léo, mềm dẻo và linh hoạt. Nhưng dù có biện pháp nào, thì cần phải hiểu, Ngài Minh Tuệ đã là người có ảnh hưởng mang tính toàn cầu.
Đấy là chưa kể, vấn đề của Ngài Minh Tuệ, cùng các đồng môn của Ngài (nếu có), liên quan đến một vấn đề hết sức nhạy cảm về chính trị hiện nay: Tự do tín ngưỡng. Hôm nay, nghe nói một số người đang học tu theo cách của Ngài Minh Tuệ đã đến Gia Lai nhưng chưa được phép gặp Ngài Minh Tuệ. Mặc dù hết sức thông cảm với chính quyền, nhưng tôi đoán rằng, việc ngăn chặn này sẽ khó có hiệu quả, thậm chí có thể gây ra tác dụng ngược.
Việc đưa Ngài Thích Minh Tuệ về Gia Lai, một vùng đất đã có sẵn những vấn đề nhạy cảm về chính trị, lại làm tăng lên những khó khăn cho chính quyền trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh. Tất nhiên, tất cả những vấn đề này chắc chắn sẽ được chính quyền giải quyết. Chúng ta chờ đợi xem chính quyền sẽ giải quyết như thế nào. Hi vọng không có các biện pháp cực đoan, dẫn đến các phản ứng không mong đợi và khó lường.
Việc anh công an Gia Lai gợi ý Ngài Minh Tuệ hành hương đến Ấn Độ có thể là một giải pháp. Tuy nhiên, nếu Ngài Thích Minh Tuệ đến Ấn Độ, thì Ngài có thoát khỏi những khó khăn như đang gặp ở Việt Nam không? Hoặc có những khó khăn mới, do sự đa dạng về tôn giáo ở Ấn Độ, mà trong đó có những tôn giáo khá mới lạ đối với người Việt Nam.
Dù tình hình diễn biến theo hướng nào, thì người thiệt thòi nhất trong chuyện này, chính là Ngài Minh Tuệ. Đó là kiếp nạn lớn của Ngài, khi chọn tu tập theo phương thức khó nhất là hạnh Đầu Đà.
Chiều ngày 13-6-2024, ông Lê Anh Tuấn, anh ruột thầy Thích Minh Tuệ, cho biết Thầy đã đi ẩn tu nơi khác rồi, không còn ở trong rẫy của ông Tuấn nữa.
Sáng nay ngày 13-6-2024, hàng ngàn người dân khắp nơi đổ về huyện Ia Grai thuộc tỉnh Gia Lai để chiêm bái thầy Thích Minh Tuệ.
Khi Thầy đi khất thực buổi sáng, người dân đi theo bao quanh quá đông, thậm chí lúc Thầy đi về cũng bị theo về tận cốc (nằm trong rẫy của gia đình Thầy) và bao quanh đông nghẹt.
Sau khi về cốc, Thầy đi sâu vào rẫy một mình và kể từ đó không ai nhìn thấy Thầy nữa.
Theo nguồn tin của tờ Thanh Niên chiều ngày 13/6, lãnh đạo tỉnh Gia Lai đã có chỉ đạo khẩn trương, cụ thể về trường hợp ông Thích Minh Tuệ để đảm bảo tình hình an ninh trật tự địa phương.
Được biết, ngày 9-6-2024 xuất hiện lá đơn của ông Lê Anh Tuấn, anh ruột thầy Thích Minh Tuệ, xin công an huyện Ia Grai (Gia Lai) làm căn cước công dân cho Thầy, và yêu cầu công an “xử lý các trường hợp livestream xử dụng hình ảnh của em trai tôi trên các nền tảng mạng xã hội gây ảnh hưởng đến em trai tôi và gia đình tôi.”
Ngoài ra, ông Lê Anh Tuấn còn làm đơn xin xác nhận là anh em ruột với Thầy.
Tưởng Năng Tiến: Thích Minh Tuệ
Tôi may mắn được bằng hữu gửi cho cuốn băng ghi âm buổi nói chuyện “Ðịnh Hướng Tương Lai Với Thế Hệ Tăng Sĩ Trẻ Ngày Nay”, của Thích Tuệ Sỹ, tại chùa Từ Hiếu. Khi đề cập đến sự “căng thẳng” giữa quý vị sư tăng bên Viện Hóa Đạo và nhà đương cuộc Hà Nội, về quyết định khai sinh ra Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh – vào năm 1981 – Hòa Thượng có nhắc lại lời phát ngôn (rất độc đáo và thú vị) của một vị tướng lãnh của lực lượng công an:
“Ông Mai Chí Thọ nói thế này: Các thầy chỉ có hai con đường: một là theo, hai là chống. Các thầy theo, chúng tôi dành nhiều thứ ủng hộ các thầy. Còn các thầy chống, chúng tôi có đủ xe tăng thiết giáp. Các thầy muốn chống thì chống đi”!
Ông đại tướng – có lẽ – chỉ dọa chơi, theo thói quen của kẻ lắm quyền thế (thế thôi) chứ cái nhà nước hiện hành ở Việt Nam không đến nỗi quân phiệt, võ biền và thô bạo tới cỡ đó đâu. Họ thiếu gì cách “thuyết phục” hay “khiếp phục” giới tu sĩ mà, đâu phải dùng đến súng đạn (nhập cảng), chỉ cần sản phẩm địa phương là cũng đủ ăn rồi:
Sáng hôm 7 tháng 6 năm 2024, Mục Sư Nguyễn Hồng Quang tâm sự qua Facebook: “Nhà bị ném mắm tôm … khoảng 10kg suốt 1 năm”. Hồi đầu tuần, hôm 3 tháng 6 năm 2024, RFA cũng ái ngại loan tin:
“Một ngôi chùa của Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (gọi tắt là Tăng đoàn) tiếp tục bị kẻ xấu hắt mắm tôm trong đêm, không lâu sau lễ Phật đản bị phá rối ở Huế… Vị sư trụ trì cho hay, họ chửi bới om sòm trước sự chứng kiến của nhiều Phật tử. Sau đó, ông còn thường xuyên nhận được lời đe doạ ‘ra đường coi chừng bị tông xe’ từ một số điện thoại di động”.
Hắt mắm tôm hay vứt cứt vào nhà, vào chùa, và đe dọa xe tông (tất nhiên) không phải là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng. Nhà nước, thường khi, vẫn sử dụng những phương cách văn minh và thu phục nhân tâm hơn – thấy rõ:
- Chủ tịch nước trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Giáo hội Phật giáo
- Trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho 2 vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo
- Hòa thượng Thích Thanh Tứ được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh
- Thượng tọa Thích Thiện Chiếu được trao tặng Huân chương Lao động
- Truy tặng Huân chương cho Hòa thượng Thích Thế Long
- Thích Chân Quang nhận danh hiệu Nhân tài đất Việt
- Thầy Thích Trúc Thái Minh nhận bằng khen
- Chùa Ba Vàng nhận bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang
Thảo nào mà có vị thức giả nhận xét: “Sau hơn 40 năm, có thể sẽ không cần phải dùng đến xe tăng hay thiết giáp để dẹp bỏ một giáo hội. Bản thân sự suy đồi của giáo hội đó đã đập tan hình ảnh của họ trong mắt công chúng rồi”. (Trần Phương. “Khởi Điểm Suy Đồi Của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”. Tạp Chí Luật Khoa – 5/21/2024).
Ai cũng tưởng vậy nhưng không phải vậy đâu. Tưởng vậy là tưởng tầm bậy và tưởng năng thối. Câu văn thượng dẫn chưa kịp ráo mực thì một ông thầy tu lộ diện, bất ngờ như một vị bồ tát giáng trần, và kỳ diệu như “cơ trời” (hay “điềm trời”) vậy:
“Trong bối cảnh nêu trên, bỗng xuất hiện Thích Minh Tuệ như ánh đuốc nhiệm màu, soi sáng căn hầm hỗn độn, mung lung u tối… Với thân hình gầy còm nhưng dẻo dai phi thường, gương mặt cháy nắng chất phác, nụ cười hiền hậu, lời nói chân thật, mộc mạc và nhất là hành trì tu tập theo Hạnh Đầu đà đã sáu năm, Minh Tuệ hiển hiện lên là người Việt Nam, tu THẬT. Vì thế hình ảnh Minh Tuệ đã làm rung động hàng triệu con tim, lóe lên niềm tin và hy vọng vào Tam pháp bảo, vào những điều tốt đẹp mà người dân đang khát khao, tìm kiếm”. (Mạc Văn Trang. “Cơ Trời”. Sài Gòn Nhỏ – 04/06/24).
Ủa! Chớ “Hạnh Đầu Đà” là “pháp môn” chi (tu tập ra sao) mà có thể biến một vị hành giả thành “một ánh đuốc nhiệm màu” và “làm rung động hàng triệu con tim” – như vậy?
Trong thông bạch của Hội Đồng Điều Hành Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (đọc được qua Facebook của Hòa Thượng Thích Không Tánh) Tỳ kheo Thích Viên Định cho biết:
“Tu sĩ Thích Minh Tuệ là một người giữ giới luật, tu theo hạnh đầu đà của Phật dạy, không nhà không cửa, không chùa viện, am thất, rày đây, mai đó, ngày ăn một bữa, mặc y phấn tảo, ngủ dưới gốc cây, nơi đất hoang, nghĩa địa, tự do tự tại, không nơi cố định, đúng phẩm hạnh một vị tu sĩ Phật giáo, mọi người ai cũng kính phục, noi theo, công nhận đúng là một tu sĩ Phật giáo, thì còn cần gì phải theo giáo hội này, tổ chức kia cho thêm phiền phức, buộc ràng”?
Chúa/ Phật/ Thánh/ Thần ơi! Ổng tu kiểu đó thì xe tăng/ thiết giáp kể như là đồ bỏ? Cứt đái và mắm tôm e cũng không đắc dụng. Bằng khen với bằng tưởng lục thì kềnh càng quá, bỏ sao lọt vô cái ruột nồi cơm điện. Còn huân chương làm sao đính (dính) vào được y phục “làm bằng những mảnh vải rách” tươm. Và dọa “tông xe” thì e là chuyện lố bịch, đối với vị hành giả đã từng đi (chân trần) xuôi ngược Bắc/ Nam – đến đôi ba bận!
Hèn chi mà cả làng Ba Đình (Hà Nội) đều đứng ngồi và ăn ngủ không yên, theo ghi nhận của cư dân mạng:
- Trà Đóa: “Liệu người ta có thể làm gì được một người đã buông bỏ triệt để? Như đấm vào hư không thôi”.
- Le Anh Hung: “Cả một hệ thống hùng mạnh với ‘cơ đồ, tiềm lực, uy tín quốc tế chưa bao giờ được như bây giờ’ mà phải sợ hãi một người chỉ có độc cái ruột nồi cơm điện trên tay, đầu trần chân đất, ngày ăn một bữa. Lạ thay và cũng kỳ diệu thay”!
- Chau Trieu: “Đế quốc nào cũng đánh thắng, kẻ thù nào cũng khuất phục… nhưng lại sợ một khất sĩ không tài sản, không vũ khí”.
- Inra Sara: “Ông Minh Tuệ đã trồi lên. Sẽ còn nhiều ‘minh tuệ’ khác nữa - ở mọi thành phần, dưới mọi hình tướng, tình huống, cấp độ. Chắc chắn”!
Nếu “chắc chắn” như vậy thì phải “cất kỹ” cái ông khất sĩ này thôi, cho nó chắc ăn – đúng như dự đoán của luật sư Đặng Đình Mạnh: “Dù không hề có chủ đích, nhưng vị hành giả đã là mối đe dọa, thách thức về an ninh đối với chế độ vì khả năng hiệu triệu công chúng một cách tự nhiên, nên sự lộ diện của ông ở nơi công cộng, hoặc ở bất kỳ nơi nào công chúng biết là điều không thể được chấp nhận”.
Thế là sư Minh Tuệ (bỗng) biến mất tiêu!
Ngày 5 tháng 6, RFA vội vã loan tin: “Sư Thích Minh Tuệ mất tích: Dân biểu Hạ viện California và tổ chức quốc tế bày tỏ quan ngại”.
T.S Nguyễn Xuân Diện cũng lo sốt vó: “Đã sang ngày 6.6.2024, và chưa có bất cứ thông tin, hình ảnh, video nào xác thực Ngài Minh Tuệ hiện ra sao và đang ở đâu. Đã xuất hiện nhiều tin đồn rất lo ngại”!
Cùng với “nhiều tin đồn rất lo ngại,” cũng có không ít người bầy tỏ một thái độ an nhiên và bình thản:
- Mạc Văn Trang: “Sứ mệnh của Minh Tuệ xuất hiện một lần trong tháng 5/2024 vậy cũng đủ”.
- Doan Thuy: “Dù không thể tiếp tục hành trình Bắc Nam như dự kiến ban đầu nhưng Thầy Minh Tuệ đã hoàn thành xong sứ mệnh lan tỏa Chánh Pháp, thức tỉnh tâm đạo, soi rọi bản ngã và sự giả hình của mỗi người trong chúng ta bằng chính những bước chân khổ hạnh của mình”.
- Nguyễn Đình Bổn: “Ông xuất hiện giữa đời như một tia chớp kèm tiếng sấm động đến chân tâm, như một ánh sáng của tuệ nhãn rọi nguyên hình bọn yêu ma đội lốt tu hành. Dù hôm nay ông biến mất hay sẽ xuất hiện ở một nơi nào đó thì ‘việc của ông’ đã hoàn tất”.
Những nhận định trên khiến tôi nhớ đến bài kệ của Thiền Sư Hương Hải: Nhạn quá trường không/ Ảnh trầm hàn thủy/ Nhạn vô di tích chi ý/ Thủy vô lưu ảnh chi tâm. Nhạn bay trên không/ Bóng chìm đáy nước/ Nhạn không có ý để lại dấu tích/ Nước không có ý lưu giữ bóng hình.
Thích Minh Tuệ cũng chả “có ý để lại dấu tích” chi đâu, và chắc cũng chả có “sứ mệnh” gì ráo trọi. Sự xuất hiện của ngài chỉ để chứng thực cái điều giản dị này thôi: Dù ở Việt Nam có xe tăng, đại pháo, cứt đái, mắm tôm (cùng đủ cỡ huân chương, và đủ cách tông xe) chăng nữa, cái chế độ toàn trị ở xứ sở này vẫn không ngăn được sự xuất hiện của một vị bồ tát – ngay giữa ban ngày!
Dù sư Thích Minh Tuệ buộc phải dừng khất thực, nhưng đến nay nơi ông “ẩn tu” không còn “ẩn” nữa.
Sau khi VTV phát hai phóng sự, Công an Gia Lai đăng video ông đi làm căn cước, báo Người Lao Động phỏng vấn ông tại chòi, sự quan tâm của người dân đã dâng cao hơn bao giờ hết.
Hiện nay, mỗi ngày có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lượt người kéo đến khu vực ông tu tập tại Gia Lai.
Ở trên mạng, có nhiều người “hiến kế” chính quyền tỉnh Gia Lai nên tận dụng cơ hội để phát triển du lịch hoặc biến tỉnh này thành đất Phật.
Một video được phát tán trên mạng (thời điểm quay được thể hiện là ngày 13/6) cho thấy đám đông hàng trăm người vây lấy ông ở trước cổng một ngôi nhà. Không ít người cố tìm cách để nhét bằng được chai nước hoặc đồ ăn vào tay ông.
Nhiều người kể rằng họ đã lặn lội từ Sài Gòn hoặc các tỉnh xa tới Gia Lai vì “ngưỡng mộ sư Thích Minh Tuệ”.
Báo Thanh Niên cho biết lãnh đạo tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo ứng phó. Từ sáng sớm 13/6, chính quyền huyện Ia Grai đã triển khai lực lượng ngăn cản lượng người khá lớn đi tìm sư Thích Minh Tuệ.
Hiện nay tại Việt Nam, có hai nơi tập trung đông người: một là trước các cửa hàng bán vàng; hai là khu vực sư Thích Minh Tuệ “ẩn tu”.
Một người chuyên nghiệp một chút đều có thể kiểm tra thông số ảnh, hoặc dân marketing như mình nhìn vào đều thấy rõ là hình này đã qua chỉnh sửa:
- Khe hở giữa các ghế ngay sau lưng thầy cho thấy thầy đang ngồi hổng giữa hai ghế và ghế đơn bên ngoài bị xóa tay vịn ở phía sát với thầy để có chỗ ịn thầy vô. Còn tay vịn của ghế dài thì nó đi đâu?
- Nó được dời qua bên tay phải của thầy. Mọi người nhìn kỹ sẽ thấy cái tay ghế nằm trên ngay giữa băng ghế dài. Một bộ như này thường có một ghế dài, 4 ghế đơn. Nhìn phía bên người áo xanh ngồi có thể thấy rõ tay vịn được ráp vào 2 bên ngoài thân ghế. Trong khi ghế thầy ngồi thì được cắm vào giữa ghế dài bằng Photoshop. Không có cái ghế dài nào làm một cái tay vịn ở giữa ghế như này. Kỹ năng phootoshop rất kém, nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
- Luồng ánh sáng trong hình đi tán loạn, không đúng với tự nhiên (xem kỹ các bóng).
Và tool kiểm tra cũng ghi nhận “ảnh đã bị chỉnh sửa”.
Theo tôi thì vì lý do gì các ông đang giữ hay giam giữ Thầy thì các ông, hoặc người của các ông cũng cứ im mẹ đi. Có những người chỉ cần không làm gì là thiên hạ đủ phúc rồi. Dù sao thì việc Thầy ẩn tu hợp lý, nên làm. Trừ khi... Thôi, không dám nghĩ!
Tuy nhiên, không nên dùng trí não thấp kém của vài người đi đấu lại với thiên hạ rộng lớn. Và lần sau nên chi tiền cho nhân viên đi học nhiều vào. Lính tôi mà sửa hình vừa ngu vừa xấu vừa vô lý kiểu này là chết với tôi.
Copy từ Vi Nguyen
Nguyễn Huy Cường: Tài thật, lạ thật!
Tôi rất quan tâm đến sự kiện Thích Minh Tuệ, đó là thực. Trong giai đoạn hiện nay khi chưa viết một cái gì như là một sơ kết, tôi để tâm vào lực lượng chống Thích Minh Tuệ.
Chống ra chống, chống bằng mọi cách, chống để phải trả giá cũng chống thì tôi loại ra, không chấp, coi như cái nghề của họ. Ví dụ như anh Trần Nhật Quang, phồng mang trợn mắt kêu ầm lên khi một Việt kiều sốc nhiệt qua đời là “Thích Minh Tuệ đã “sát hại” một người!
Hôm nay tôi bàn về hiện tượng nho nhỏ như thế này. Xin trích nguyên văn một ý kiến bình luận của một vị: “Thưa anh, trong 6 năm qua thì cũng chỉ có vài clip. Nhưng trong loạt mới rầm rộ mạng xã hội, thì rõ ràng rất nhiều hình ảnh Minh Tuệ chủ ý cho phép mọi người chụp chung, quay clip, và ông rõ ràng có ý thức nó sẽ được tung lên mạng xã hội, và hậu quả gây hiệu ứng như hiện nay, tất cả là sự kiện. Anh nghĩ sao, nếu ông ấy cứ lẳng lặng đi, hoặc không chủ động giao tiếp như những vị sư Nam tông, ở đây tôi đang nêu sự kiện, và đặt trường hợp thế, xem nó có đúng pháp, và có thể diễn tiến như hiện nay hay không thôi anh ạ”.
(Hết trích)
Tôi có 3 ý như sau:
Thứ nhất, ông Thích Minh Tuệ hành trì không phải để có … clip. Sáu năm qua, may mắn là có bốn năm người ghi hình được ngẫu nhiên, nên chỉ có “vài clip”. Giả thiết không ai ghi hình, không có clip nào thì chắc vị này phủ nhận tuốt tuột ý nghĩa, sự kiện đã xảy ra đằng đẵng sáu năm qua hay sao?
Cách hồ nghi này là thông minh hay ngớ ngẩn? Sự hoài nghi này là dốt nát hay đố kị, muốn gây nghi ngờ cho chúng nhân? Gây nghi ngờ để làm gì?
Thứ hai, vị này nói: “Rõ ràng rất nhiều hình ảnh Minh Tuệ chủ ý cho phép mọi người chụp chung, quay clip, và ông rõ ràng có ý thức nó sẽ được tung lên mạng xã hội”.
Trong bạn hữu, có ai có bằng chứng về ông Thích Minh Tuệ “cho phép” chụp ảnh hay quay phim, và ông có quyền thế gì để cho phép hay không cho phép hành vi của người khác?
Có ai thấy ông Thích Minh Tuệ “có ý thức” nó sẽ được tung lên mạng không? Nếu thấy được “ý thức” người khác khi người ta đã (nhiều lần) yêu cầu những người đeo bám đi về kẻo ảnh hưởng đến xã hội thì … thánh thật?
Trước đây, cũng có (hiếm hoi) ý kiến nói rằng, thấy ông này trả lời báo chí, tiếp xúc gần với giới hâm mộ thì tỏ ý nghi ngờ ông này, cũng là loại như mấy em tuổi teen câu like, câu view mà thôi!
Thật ra, ai có chút lý trí đều thấy rằng, cái không gian tự phát khá lộn xộn quanh ông Thích Minh Tuệ, là ngoài tầm kiểm soát của ông Thích Minh Tuệ. Thậm chí ngoài sức kiểm soát của cả phía … nhà nước. Ông cũng không có phương tiện để kết nối, huy động, mời gọi hay “lên kế hoạch” cho bước đi của mình.
Trong trường hợp đó, khó mà khu biệt triệt để với đám đông để có sự thanh thản tu tập như sáu năm nay.
Trong trường hợp như hồ nghi trên đây, cho phép quay phim chụp ảnh tung lên mạng xã hội, thì để làm gì?
Những ý nghĩa cao đẹp của ông Thích Minh Tuệ đã được mặc định trước khi ông cất bước lần này, sáu năm trời, lặng lẽ và kiên nhẫn, cần gì thêm nữa?
Ông Thích Minh Tuệ khác hẳn ông Đoàn Ngọc Hải hoặc Angela Phương Trinh, ông không có khả năng tạo dựng ekip, hoạt động cộng đồng, cái gì đến là nó tự đến.
Thứ ba: Một vế câu hỏi là, “Anh nghĩ sao, nếu ông ấy cứ lẳng lặng đi, hoặc không chủ động giao tiếp như những vị sư Nam tông, ở đây tôi đang nêu sự kiện, và đặt trường hợp thế, xem nó có đúng pháp, và có thể diễn tiến như hiện nay hay không thôi anh ạ”.
Ông Thích Minh Tuệ tu theo hệ phái nguyên thuỷ, thời chưa có Nam tông, Bắc tông, Đông tông, Tây đông, nên nó giống hay nó khác Nam tông là chuyện thường.
Ông ấy “cứ lẳng lặng đi, hoặc không chủ động giao tiếp” nhiều năm nay rồi, nếu đầu óc có chút não, phải biết rõ. Còn tình hình khá lộn xộn hiện nay thì như nói trên, lỗi không bởi ông ấy tiếp tục tu tập.
Tôi chọn ý kiến trên để hồi đáp là có ý đối thoại với một kiểu BỚI LÔNG TÌM VẾT, HỒ NGHI ÁC Ý, QUAN SÁT VÀ TƯ DUY NÔNG NỔI, ẤM Ớ. Cả mớ tính từ hơi nặng nề này thực sự là có chiếu cố chút xíu về thái độ của người đặt câu hỏi, chứ thực chất tôi nhận thấy đây là một âm mưu, âm mưu làm hoắng lên, làm lu mờ hình ảnh ông Thích Minh Tuệ!
Ác!
Nguyễn Huy Cường: Xin đừng ép quá
Không khó để thấy truyền thông nhà nước hạn chế, hay nói cách khác là né tránh đề tài Ngài Thích Minh Tuệ, tránh đến mức tối đa.
Tôi quen biết khoảnbg 15 Tổng biên tập báo chí chính thống, có gửi vài bài viết rất chừng mực, rất “phải phép” không tung hô Thích Minh Tuệ quá đáng, không tiếp tay cho lớp quần chúng tăng động, nếu báo đăng, thiết nghĩ có lợi nhiều cho đại cục.
Ví dụ như bài viết dưới đây, khi Ngài Thích Minh Tuệ tiếp tục hành trình, ngày 12/6/2024, nhưng không báo nào dám đăng vì một lý do “Báo chí đang được phổ biến chủ trương không khuyến khich (cũng có nghĩa là cấm ) đăng đề tài TMT”.
Dưới đây là nội dung tôi viết, như một ví dụ:
CẦN CÓ LẰN RANH ĐỎ CHO NHỮNG NGƯỜI ĐEO BÁM ÔNG THÍCH MINH TUỆ
Ông Thích Minh Tuệ tiếp tục cuộc hành trì đạo pháp mà ông đeo đuổi nhiều năm nay, sau mươi ngày tạm dừng. Tinh thần của ông được minh định bằng nhiều năm tu luyện âm thầm, kiên định, có giá trị nhất định không những vô hại cho xã hội mà còn chứng minh được những khả năng tư duy và thực hành của con người theo hướng thanh tẩy những gì xa hoa, phù phiếm trong đời sống.
Điều đó là bình thường. Nhưng có những điều không bình thường song hành cùng bước chân bình dị của ông là nhiều người muốn đồng hành cùng ông. Nếu nhìn phiến diện thì đây cũng là sự bình thường nhưng nhìn sâu, có những nét không bình thường.
Thứ nhất, nước ta rộng dài, thanh bình. Nếu có những người thấu tỏ tinh thần đạo pháp, có tâm nguyện học tập ông Thích Minh Tuệ thì họ có thể khởi phát bước chân tu tập của mình về bất cứ hướng nào, đường nào, địa phương nào.
Mười ngày nay kể từ khi ông Thich Minh Tuệ dừng bước, chưa thấy bất cứ ai làm điều này như một hạnh nguyện từ tâm họ. Thật đáng tiếc.
Để hướng đạo, đắc đạo Theo tinh thần Hạnh Đầu Đà, không nhất thiết phải đeo bám một con người cụ thể đang học tập, thực hành môn học này. Rõ ràng việc đeo bám ngoài một ý nghĩa khá rõ là để thoả mãn tính hiếu kỳ còn mang một số ý nghĩa tiêu cực.
Bản thân ông Thích Minh Tuệ đã nói rõ điều mà ông cảm thấy phiền luỵ khi xung quanh ông là cả một đoàn người ồn ã, lộn xộn và gây khó chịu cho ông. Nếu ai đó nói việc đeo bám vì tình yêu ông thì hành vi đeo bám đã nói ngược lại điều này. Không ai lại mang sự khó chịu và khó khăn cho người mình yêu mến kính trọng cả.
Với tất cả những điều nêu trên, thiết nghĩ, đã đến lúc chính quyền phải có những động thái thích hợp giải tỏa lực lượng đeo bám này bằng giải thích, bằng những biện pháp nhân văn nhưng quyết đoán giải toả ngay vấn đề này.
Việc này là cần thiết vì căn cứ vào những gì đã diễn ra thì có thể ước đoán tới đây, nếu tình hình “sao y bản chính” giai đoạn tháng 5 năm 2024, sức ép lên đường tu của ông Thích Minh Tuệ sẽ gia tăng mạnh, cùng với những tiềm ẩn về an toàn giao thông cũng rất lớn.
Nếu vì một lý do chính đáng là bảo vệ môi trường tu tập của ông Thích Minh Tuệ tạo ra một giới hạn, như một “lằn ranh đỏ” cấm mọi người (Nhất là những YouTuber, TikToker) đến cách ông Thích Minh Tuệ 300 mét, thì việc giữ bình ổn cho xã hội và cho việc tu tập của ông Thích Minh Tuệ và những người muốn tu theo ông sẽ rất hợp lý, sẽ được nhân dân ủng hộ.
Đương nhiên, là nên có biện pháp cương quyết khi họ vượt giới hạn này.
Huy Cường
(Hết bài đã gửi báo chí)
Bây giờ xem xét cách “ép” của nhà nước.
Trước hết là tính hiệu quả.
Nếu có một công cụ đo lường sự quan tâm của 100.000 người dân với những vấn đề thời sự, với giả định 10 vấn đề trong 48 giờ qua như sau:
- Kỳ họp Quốc hội đang diễn ra
- Cháy nổ ở Hà Nội và các địa phương
- Quyết định bổ nhiệm cán bộ cấp tỉnh.
- 26 uỷ viên Trung ương bị kỷ luật trong ba năm qua
- Lệ Quyên "Lâm Bảo Châu là bạn đời không cần cưới"
- Nhiệm vụ của bốn Phó thủ tướng
- Cao tốc xuyên sa mạc Trung Quốc cung cấp điện sạch
- Phó thủ tướng yêu cầu siết quy chuẩn an toàn chung cư mini
- UBND TP HCM yêu cầu dẹp xe dù bến cóc
...
10. Vấn đề Ngài Thích Minh Tuệ
Với kinh nghiệm hơn 40 năm làm truyền thông, tôi cam kết số người quan tâm đến 9 vấn đề nêu trên không thể bằng một phần tư số người quan tâm đến câu chuyện về Thích Minh Tuệ.
Như vậy, thấy hiệu quả của việc “ép” này rất mong manh. Không "ép" được muôn dân tự tìm lấy thông tin có giá trị.
Có người hiểu đây là cách bảo vệ ngầm những “Đại căn cứ Phật giáo đang có vấn đề” như Ba Vàng, Chân Quang…
Ta không xem xét dư luận này đúng hay sai mà ta xem xét đến việc có những ý kiến như vậy (khá nhiều). Trong mảng này, từ Ban Tôn giáo Chính phủ đến báo chí chính thống cũng phải tiếp cận, phải có cách hoá giải để giúp dư luận hiểu đúng hơn (nếu các chức sắc chùa chiền kia đúng) chứ mũ ni che tai, cứ “ép” truyền thông nhà nước im bặt, xem ra không ổn.
Trong vài bài viết của cô Angela Phương Trinh có nêu một ý: Không thể bằng việc tung hô một người (Thích Minh Tuệ) mà phủ nhận sạch trơn những thành quả của Phật Giáo Việt Nam.
Ngoài những lộng ngôn mất dạy của cô này ra thì quan điểm vừa nêu cần hiểu về đại ý là đúng.
Phật Giáo Việt Nam thuần tuý, tồn tại từ khi ông nội Thích Trúc Thái Minh, cụ cố Thích Chân Quang chưa ra đời, đã có công gìn giữ văn hoá Việt, tình đoàn kết dân tộc để đánh đuổi quân xâm lược, gìn giữ những giá trị thanh cao Việt Nam.
Ngài Thích Minh Tuệ với quá trình hành trì một con đường kiên tâm, trong sáng để làm sâu sắc ý nghĩa của cộng đồng Phật giáo (tích cực) chứ không phủ nhận, xoá nhoà tất cả .
Cuộc hành hương của Ngài và những người đồng hành có ý nghĩa cao đẹp ấy.
Nhưng cách thể hiện của Truyền thông xã hội mang tính "phản kháng hồn nhiên" với Hội Phật Giáo khi gói tất cả PGVN vào chung mâm với ông Thích Trúc Thái Minh và ông Thích Chân Quang, Thích Nhuận Đức cùng mươi ông Đại đức đều là không ổn.
Cái đó chính là dư địa, là nhiệm vụ, sứ mệnh của Truyền thông nhà nước, nhưng họ cứ lảng lảng xa khu vực này, khoán trắng cho truyền thông xã hội là không ổn.
Hiện nay, cuộc cọ sát giữa một thực tế sôi động, sinh động, thậm chí là tăng động ngoài xã hội là hình ảnh Thích Minh Tuệ, với những tiêu cực ghê gớm của những thế lực tạm gọi là Phật giáo tiêu cực, đang rất gay gắt.
Việc phải làm sáng tỏ những thùng tiền bất chính, phải chở bằng tàu hoả thu được bởi những doạ nạt, tuyên truyền “phi Phật giáo”, là những biểu hiện thương luân bại lý trong một số nhà chùa là cần thiết và nếu không làm rõ, chỉ dừng lại ở mức “mời lên làm việc” hoặc “kiểm điểm, truất quyền Hoằng pháp một năm", thì hiệu ứng xã hội sẽ tiềm tàng sự mất sự ổn định.
Nói chung, việc xử lý một khủng hoảng truyền thông hiện nay bằng cách “ép” truyền thông nhà nước lặng lờ, không hay ho gì.
Bài tới tôi sẽ đề cập tới việc biến “hội” thành “cơ may” cho văn hoá, tư tưởng, kinh tế, vị thế, du lịch Việt Nam qua hình tượng Ngài Thích Minh Tuệ. Chỉ cần thay đổi một góc nhận thức thì cuộc xuống đường khá ô hội kia sẽ biến thành một thế mạnh tuyệt vời của Việt Nam.
Gió Bấc/ RFA: Thầy Thích Minh Tuệ, trùng trùng kiếp nạn “tự do tôn giáo Việt Nam”
Theo Tây Du Ký, Đường Tăng phải vượt qua 81 kiếp nạn mới được Niết bàn. Nước Đại Đường xưa kém văn minh, chưa có tự do tôn giáo nên vua Đường Thái Tông trao văn điệp và bát vàng, Bạch Mã cho thầy Huyền Trang đi thỉnh Kinh mà không xét lý lịch, xem thầy có đăng ký với giáo hội hay chưa. Điệp văn cấp để giao thiệp đối ngoại, còn trong nước khắp nơi thầy đi qua chính quyền đều cung thỉnh. Kiếp nạn của Huyền Trang chỉ do bọn yêu ma.
Ở Việt Nam tự do tôn giáo hiện nay, nhà sư đầu trần chân đất, bị kiếp nạn ngay từ chính triều đình và giáo hội. Chỉ trong vòng nửa tháng qua, thầy Minh Tuệ đột nhiên hai lần đột ngột “tự nguyện ẩn tu”: đêm 2 rạng 3 tháng 6 và đêm 13-6. Từ Huế, 72 vị đồng tu bỗng nhiên được phép màu Cân Đầu Vân của Tôn Ngộ Không đưa đi tản mác, kẻ ra Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, người vào tận Quảng Nam, Bình Định chỉ trong đêm 2-6.
Sau kiếp nạn tan đàn lạc nghé, một số vị đồng tu lại tiếp tục bộ hành hàng trăm cây số tìm nhau, tìm thầy. Sau 5 ngày ẩn tu bí mật để làm căn cước công dân, thầy Minh Tuệ bất ngờ xuất hiện trên VTV qua hai clip trả lời phỏng vấn đầy tranh cãi về sự trung thực, cắt ghép về bối cảnh và nội dung câu chuyện. Các đoạn đối thoại chắp nối rời rạc giữa người hỏi, kiêm bình luận và người trả lời.
Như để chữa cháy, truyền thông nhà nước đưa hai clip có vẻ chân thực hơn về Thầy Minh Tuệ nhận căn cước công dân và phóng viên báo Người Lao Động phỏng vấn. Xâu chuỗi nội dung các clip cho thấy, phía truyền thông nhà nước gợi ý cài cắm để thầy Minh Tuệ thừa nhận tự nguyện ẩn tu và dừng bộ hành do tác hại của việc tụ tập đông người. Thậm chí gợi ý tạo điều kiện cho thầy đi Ấn Độ thăm quan đất Phật.
Thầy Minh Tuệ trước sau khẳng định nguyện vọng muốn bộ hành tu tập hạnh Đầu Đà. Thầy cũng thật thà ý nhị bộc lộ từng có ước mơ bộ hành sang Ấn Độ. Lời lẽ nhẹ nhàng ấy cho thấy ý chí của Thầy chưa bao giờ muốn ngừng bộ hành, ẩn tu. Dù sao, những hình ảnh cho thấy chừng như chính quyền đã cởi mở đồng thuận cho thầy Minh Tuệ tiếp tục tu tập trong sự quản lý của địa phương.
Thông tin trên mạng cho thấy, thầy Minh Tuệ dọn dẹp căn chòi nhỏ trong vườn sầu riêng của người em út, nơi thầy từng ở nhiều năm trước để làm nơi cư trú và tiếp đón phật tử, người đồng tu.
Tiếp đó, trong ba ngày 11,12, 13 tháng 6, thầy được đi khất thực hạn chế vài tiếng đồng hồ trong không gian thôn xã của làng quê nơi cư trú. Khu vực này được bảo vệ chặt chẽ bởi nhiều chốt công an nhưng tiếng vang nhanh chóng thu hút hàng ngàn phật tử khắp nơi kéo về chiêm bái. Dù đây là một xả hẻo lánh của Gia Lai nhưng Phật tử đứng ven đường và đi theo thầy Minh Tuệ dài hàng cây số. Nhiều đoàn Phật tử khắp nơi đã đổ về Gia Lai làm tự thiện. Xe khách, máy bay và khách sạn ở Gia Lai cháy vé. Có người còn mau mắn nghĩ đến việc chớp thời cơ phát triển Gia Lai thành trung tâm du lịch tâm linh.
Ngày 13-6 các thầy Minh Nhuận, Tuệ Minh, Minh Tạng, Minh Chiến đã lần lượt tới được Gia Lai và được tin đã gặp thầy Minh Tuệ. Nhóm các thầy Giác Ngộ, Minh Tự… đang bộ hành trên đèo Lò Xo cách Gia Lai 200km được xe biển xanh của Công An đón để đưa về Gia Lai gặp thầy Minh Tuệ theo nguyện vọng. Cứ ngỡ như sau chặng đường dài hàng trăm cây số tìm kiếm, các thầy sẽ gặp nhau nhưng tiếp đó có nhiều dấu hiệu bất thường. Nhóm các thầy Minh Trí, Chơn Trí, Minh Thành cũng đang bộ hành trên đèo Lò Xo thì không còn tin tức.
Sư A Na cùng đi với hai bạn đồng tu mới bỗng dưng mất tích gần một cây xăng. Hai người đồng tu đón xe đò bỏ dở hành trình.
Trong đêm này, em trai thầy Minh Tuệ, chủ mảnh vườn sầu riêng, nơi thầy Minh Tuệ nương náu lại thông báo Minh Tuệ đã ẩn cư nơi khác. Chắc hẳn lần này sẽ ẩn tu lâu hơn và mức độ tan đàn lạc nghé sẽ triệt để hơn.
Xâu chuỗi các sự kiện có thể thấy rằng, có kế hoạch liên hoàn phối hợp. Có người tung tin qua các YouTuber, mượn lời sư Minh Nhuận kêu gọi các bạn tìm xe đi về Gia Lai. Có người truyền tin, tìm xe cho các thầy và “tình cờ” xe Công An trờ tới đón. Chiến dịch “tự nguyện ẩn tu” đêm 2-6, hàng trăm người bủa lưới vây một điểm nghỉ đêm của các sư. Chiến dịch ngày 13-6, do các thầy tản mác nhiều nhóm, nhiều nơi, màn lưới “tiếp đón” giăng rộng từ Gia Lai lên đến đèo Lò Xo và nhiều nơi khác kéo dài hàng trăm cây số. Quy mô gấp nhiều lần so với trước.
Nếu cựu tướng Đỗ Hữu Ca - Hải Phòng có mặt, ông sẽ khen “Đây là trận đánh tuyệt đẹp”. Có lẽ nguyện vọng tiếp tục bộ hành tu tập theo hạnh Đầu Đà của thầy Minh Tuệ và các đồng tu sẽ là thách thức khó có thể vượt qua.
Sư Minh Tuệ độc hành từ năm 2019, không nhận cúng dường tiền bạc, chìm lỉm giữa đất nước tự do tôn giáo phát triển với làn sóng chùa to - Phật lớn, cúng dường tiền chẵn… nên chỉ bị những kiếp nạn lẻ tẻ: Người ta không cho ăn, xô đuổi, đánh vào mặt… Phẩm hạnh từ bi vô lượng thầy cầu mong cho người ta hạnh phúc nên kiếp nạn ấy đều qua.
Ấy nhưng, khi giới truyền thông xã hội phát hiện, phật tử sùng kính, dư luận chú ý ngày càng tăng thì kiếp nạn của Ngài, ngày càng lớn.
Tinh thần xả ly tuyệt đối, theo hạnh Đầu Đà rủ bỏ thế danh, đốt bỏ giấy tờ tùy thân, xem cha mẹ ruột bình đẳng với bao nhiêu người khác, không vướng mắc trong giáo phái, tự viện nào, chỉ tu theo lời Đức Phật, thầy Minh Tuệ đã vướng vào kiếp nạn căn bản nhất của “tự do tôn giáo Việt Nam”, tu mà không đăng ký với giáo hội quốc doanh của nhà nước. Thầy Minh Tuệ không phải người đầu tiên, cũng không phải cuối cùng.
Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống ra đời từ năm thập kỷ 1960, Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy ra đời từ năm 1939 đến nay vẫn bị đàn áp lên bờ xuống ruộng vì cái tội không đầu phục quốc doanh. Ông cụ Lê Tùng Vân hơn 90 tuổi còn bị quy chụp giả sư, loạn luân. Thầy Minh Tuệ không thể thoát vòng kim cô đó.
Giáo hội tuyên bố Lê Anh Tú không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập ở bất kỳ cơ sở nào, mặc dù cả thế giới ngưỡng mộ phẩm hạnh Đầu Đà của ngài Minh Tuệ. Một tiến sĩ cao tăng quốc doanh không nhận cúng dường tiền lẻ gọi ông là “thằng ba trợn”. Thượng Tọa Thích Minh Đạo chỉ vì tình thật, tán thán phẩm hạnh của ông, đã bị cấp trên cho “tự nguyện từ chức”, quỳ lạy sám hối chư tăng và biệt chúng nhập thất ngay trong lúc an cư kiết hạ.
Phẩm hạnh của sư Minh Tuệ như tấm gương làm lộ mặt ma tăng, sàm tăng, đang đầy rẫy, chi phối giáo hội quốc doanh, tạo ra dư luận phản cảm. Pháp tu khổ hạnh của sư như luồng ánh sáng mầu nhiệm soi vào hố đen tham lam hôn ám, đã đập bể nồi cơm cúng dường phước báu của chư vị quan tu. Báo Giác Ngộ đã có bài than thở VÌ SAO NÊN NỖI? Cái nỗi ấy là "Chùa dạo này vắng quá!" (1)
Với thể chế độc tài, tiếng vang, sự ngưỡng mộ quá lớn, quá mạnh mẽ của công chúng với thầy Minh Tuệ là điều không thể chấp nhận, không thể tồn tại trong nền “tự do tôn giáo Việt Nam”. Giáo chủ Huỳnh Phú Số, sáng lập đạo Phật Giáo Hòa Hảo, đã “vắng bóng” từ năm 1947 khi đi họp với Việt Minh bàn việc hợp tác kháng chiến ở Đốc Vàng. Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập hệ phái Khất sĩ cũng vắng bóng từ năm 1954 ở Cái Vồn. Tiếng tăm da thịt của nữ hoàng nội y Ngọc Trinh cũng đủ cho em cái án tù lãng nhách. Ngay trong đảng, đệ nhất khai quốc công thần, đệ nhất danh tướng “Điện Biên Phủ chấn động năm châu rúng động địa cầu” cũng có lúc bị làm nhục nên có thơ rằng “Ngày xưa đại tướng cầm quân/ Ngày nay đại tướng cầm quần chị em”.
Vì vậy, cách tu hành và phẩm hạnh từ bi hỷ xả của thầy Minh Tuệ càng cao quý, càng được kính ngưỡng thì càng nguy hiểm cho nhục thân của Thầy.
Có người cho rằng, cái xử sự nhẹ nhàng với thầy Minh Tuệ sau ngày 2-6 là nhờ trận lôi đình hơn 10000 tia sét đánh vào Hà Nội ngày 5-6 và cơn mưa như hồng thủy ở Đại Nội Huế ngay trước giờ khai mạc Festival. Các quan chức "anh minh" thời nay vốn thiếu niềm tin vào sự thiện lương, chân lý nhân quả nhưng thừa mê tín vào phước báo theo biện luận của đám ma tăng. Thầy bói Hồ Hữu Hòa đã xuyên thủng lá chắn cấp hàm tướng tá. Mộ Võ Thị Sáu luôn tấp nập hương hoa cúng vái. Bái Đính, Ba Vàng đầy rẫy cây cổ thụ mang tên lãnh đạo.
Nhà tu mang tầm quốc tế như hòa thượng Huyền Diệu, Tiến sĩ khoa thần học tại Đại học Sorbonne, Pháp, Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo quốc tế Lâm Tỳ Ni, hết lời tán thán thầy Minh Tuệ (2).
Bách Khoa Toàn Thư mở WIKIPEDIA vinh danh Thích Minh Tuệ và ghi nhận rằng “Giáo hội Phật giáo Việt Nam không chấp nhận gọi ông là "tu sĩ Phật giáo", tuy nhiên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất công nhận điều này và khen ngợi ông hội đủ phẩm hạnh cho danh xưng đó. Đồng tình với việc gọi Thích Minh Tuệ là tu sĩ, dù chính ông không tự nhận mình như thế, các nhà quan sát nhận định việc đánh giá một cá nhân có phải là tu sĩ hay không, không phụ thuộc vào sự đồng ý của bất kỳ tổ chức nào” (3).
Quyền lực thế tục của nhà nước cộng sản có thể bôi đen thêm lần nữa mỹ từ “tự do tôn giáo Việt Nam” bằng cách giam hãm hành hạ nhục thân, quyền tự do của thầy Minh Tuệ, thậm chí có thể làm Thầy “vắng bóng”. Nhưng tấm gương sáng trong và pháp hành chánh đạo của Thầy đã khai mở, lay động tâm từ chỉ ra con đường chuyển hóa tham sân si hướng đến sự an nhiên giải thoát. Giá trị ấy không thể đảo ngược!
Có người hỏi, nếu ai đó xin Thầy một phần thân thể, thầy sẽ làm sao? Minh Tuệ trả lời: “Con chỉ xin được 10 ngày để thanh lọc cơ thể thật tinh khiết. Sau đó ai muốn lấy gì cứ lấy!” Với đại nguyện tận hiến ấy thì khó thách thức nào cưỡng ép được.
Tưởng Năng Tiến: Thích Minh Tuệ
Tôi may mắn được bằng hữu gửi cho cuốn băng ghi âm buổi nói chuyện “Ðịnh Hướng Tương Lai Với Thế Hệ Tăng Sĩ Trẻ Ngày Nay”, của Thích Tuệ Sỹ, tại chùa Từ Hiếu. Khi đề cập đến sự “căng thẳng” giữa quý vị sư tăng bên Viện Hóa Đạo và nhà đương cuộc Hà Nội, về quyết định khai sinh ra Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh – vào năm 1981 – Hòa Thượng có nhắc lại lời phát ngôn (rất độc đáo và thú vị) của một vị tướng lãnh của lực lượng công an:
“Ông Mai Chí Thọ nói thế này: Các thầy chỉ có hai con đường: một là theo, hai là chống. Các thầy theo, chúng tôi dành nhiều thứ ủng hộ các thầy. Còn các thầy chống, chúng tôi có đủ xe tăng thiết giáp. Các thầy muốn chống thì chống đi”!
Ông đại tướng – có lẽ – chỉ dọa chơi, theo thói quen của kẻ lắm quyền thế (thế thôi) chứ cái nhà nước hiện hành ở Việt Nam không đến nỗi quân phiệt, võ biền và thô bạo tới cỡ đó đâu. Họ thiếu gì cách “thuyết phục” hay “khiếp phục” giới tu sĩ mà, đâu phải dùng đến súng đạn (nhập cảng), chỉ cần sản phẩm địa phương là cũng đủ ăn rồi:
Sáng hôm 7 tháng 6 năm 2024, Mục Sư Nguyễn Hồng Quang tâm sự qua Facebook: “Nhà bị ném mắm tôm … khoảng 10kg suốt 1 năm”. Hồi đầu tuần, hôm 3 tháng 6 năm 2024, RFA cũng ái ngại loan tin:
“Một ngôi chùa của Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (gọi tắt là Tăng đoàn) tiếp tục bị kẻ xấu hắt mắm tôm trong đêm, không lâu sau lễ Phật đản bị phá rối ở Huế… Vị sư trụ trì cho hay, họ chửi bới om sòm trước sự chứng kiến của nhiều Phật tử. Sau đó, ông còn thường xuyên nhận được lời đe doạ ‘ra đường coi chừng bị tông xe’ từ một số điện thoại di động”.
Hắt mắm tôm hay vứt cứt vào nhà, vào chùa, và đe dọa xe tông (tất nhiên) không phải là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng. Nhà nước, thường khi, vẫn sử dụng những phương cách văn minh và thu phục nhân tâm hơn – thấy rõ:
- Chủ tịch nước trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Giáo hội Phật giáo
- Trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho 2 vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo
- Hòa thượng Thích Thanh Tứ được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh
- Thượng tọa Thích Thiện Chiếu được trao tặng Huân chương Lao động
- Truy tặng Huân chương cho Hòa thượng Thích Thế Long
- Thích Chân Quang nhận danh hiệu Nhân tài đất Việt
- Thầy Thích Trúc Thái Minh nhận bằng khen
- Chùa Ba Vàng nhận bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang
Thảo nào mà có vị thức giả nhận xét: “Sau hơn 40 năm, có thể sẽ không cần phải dùng đến xe tăng hay thiết giáp để dẹp bỏ một giáo hội. Bản thân sự suy đồi của giáo hội đó đã đập tan hình ảnh của họ trong mắt công chúng rồi”. (Trần Phương. “Khởi Điểm Suy Đồi Của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”. Tạp Chí Luật Khoa – 5/21/2024).
Ai cũng tưởng vậy nhưng không phải vậy đâu. Tưởng vậy là tưởng tầm bậy và tưởng năng thối. Câu văn thượng dẫn chưa kịp ráo mực thì một ông thầy tu lộ diện, bất ngờ như một vị bồ tát giáng trần, và kỳ diệu như “cơ trời” (hay “điềm trời”) vậy:
“Trong bối cảnh nêu trên, bỗng xuất hiện Thích Minh Tuệ như ánh đuốc nhiệm màu, soi sáng căn hầm hỗn độn, mung lung u tối… Với thân hình gầy còm nhưng dẻo dai phi thường, gương mặt cháy nắng chất phác, nụ cười hiền hậu, lời nói chân thật, mộc mạc và nhất là hành trì tu tập theo Hạnh Đầu đà đã sáu năm, Minh Tuệ hiển hiện lên là người Việt Nam, tu THẬT. Vì thế hình ảnh Minh Tuệ đã làm rung động hàng triệu con tim, lóe lên niềm tin và hy vọng vào Tam pháp bảo, vào những điều tốt đẹp mà người dân đang khát khao, tìm kiếm”. (Mạc Văn Trang. “Cơ Trời”. Sài Gòn Nhỏ – 04/06/24).
Ủa! Chớ “Hạnh Đầu Đà” là “pháp môn” chi (tu tập ra sao) mà có thể biến một vị hành giả thành “một ánh đuốc nhiệm màu” và “làm rung động hàng triệu con tim” – như vậy?
Trong thông bạch của Hội Đồng Điều Hành Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (đọc được qua Facebook của Hòa Thượng Thích Không Tánh) Tỳ kheo Thích Viên Định cho biết:
“Tu sĩ Thích Minh Tuệ là một người giữ giới luật, tu theo hạnh đầu đà của Phật dạy, không nhà không cửa, không chùa viện, am thất, rày đây, mai đó, ngày ăn một bữa, mặc y phấn tảo, ngủ dưới gốc cây, nơi đất hoang, nghĩa địa, tự do tự tại, không nơi cố định, đúng phẩm hạnh một vị tu sĩ Phật giáo, mọi người ai cũng kính phục, noi theo, công nhận đúng là một tu sĩ Phật giáo, thì còn cần gì phải theo giáo hội này, tổ chức kia cho thêm phiền phức, buộc ràng”?
Chúa/ Phật/ Thánh/ Thần ơi! Ổng tu kiểu đó thì xe tăng/ thiết giáp kể như là đồ bỏ? Cứt đái và mắm tôm e cũng không đắc dụng. Bằng khen với bằng tưởng lục thì kềnh càng quá, bỏ sao lọt vô cái ruột nồi cơm điện. Còn huân chương làm sao đính (dính) vào được y phục “làm bằng những mảnh vải rách” tươm. Và dọa “tông xe” thì e là chuyện lố bịch, đối với vị hành giả đã từng đi (chân trần) xuôi ngược Bắc/ Nam – đến đôi ba bận!
Hèn chi mà cả làng Ba Đình (Hà Nội) đều đứng ngồi và ăn ngủ không yên, theo ghi nhận của cư dân mạng:
- Trà Đóa: “Liệu người ta có thể làm gì được một người đã buông bỏ triệt để? Như đấm vào hư không thôi”.
- Le Anh Hung: “Cả một hệ thống hùng mạnh với ‘cơ đồ, tiềm lực, uy tín quốc tế chưa bao giờ được như bây giờ’ mà phải sợ hãi một người chỉ có độc cái ruột nồi cơm điện trên tay, đầu trần chân đất, ngày ăn một bữa. Lạ thay và cũng kỳ diệu thay”!
- Chau Trieu: “Đế quốc nào cũng đánh thắng, kẻ thù nào cũng khuất phục… nhưng lại sợ một khất sĩ không tài sản, không vũ khí”.
- Inra Sara: “Ông Minh Tuệ đã trồi lên. Sẽ còn nhiều ‘minh tuệ’ khác nữa - ở mọi thành phần, dưới mọi hình tướng, tình huống, cấp độ. Chắc chắn”!
Nếu “chắc chắn” như vậy thì phải “cất kỹ” cái ông khất sĩ này thôi, cho nó chắc ăn – đúng như dự đoán của luật sư Đặng Đình Mạnh: “Dù không hề có chủ đích, nhưng vị hành giả đã là mối đe dọa, thách thức về an ninh đối với chế độ vì khả năng hiệu triệu công chúng một cách tự nhiên, nên sự lộ diện của ông ở nơi công cộng, hoặc ở bất kỳ nơi nào công chúng biết là điều không thể được chấp nhận”.
Thế là sư Minh Tuệ (bỗng) biến mất tiêu!
Ngày 5 tháng 6, RFA vội vã loan tin: “Sư Thích Minh Tuệ mất tích: Dân biểu Hạ viện California và tổ chức quốc tế bày tỏ quan ngại”.
T.S Nguyễn Xuân Diện cũng lo sốt vó: “Đã sang ngày 6.6.2024, và chưa có bất cứ thông tin, hình ảnh, video nào xác thực Ngài Minh Tuệ hiện ra sao và đang ở đâu. Đã xuất hiện nhiều tin đồn rất lo ngại”!
Cùng với “nhiều tin đồn rất lo ngại,” cũng có không ít người bầy tỏ một thái độ an nhiên và bình thản:
- Mạc Văn Trang: “Sứ mệnh của Minh Tuệ xuất hiện một lần trong tháng 5/2024 vậy cũng đủ”.
- Doan Thuy: “Dù không thể tiếp tục hành trình Bắc Nam như dự kiến ban đầu nhưng Thầy Minh Tuệ đã hoàn thành xong sứ mệnh lan tỏa Chánh Pháp, thức tỉnh tâm đạo, soi rọi bản ngã và sự giả hình của mỗi người trong chúng ta bằng chính những bước chân khổ hạnh của mình”.
- Nguyễn Đình Bổn: “Ông xuất hiện giữa đời như một tia chớp kèm tiếng sấm động đến chân tâm, như một ánh sáng của tuệ nhãn rọi nguyên hình bọn yêu ma đội lốt tu hành. Dù hôm nay ông biến mất hay sẽ xuất hiện ở một nơi nào đó thì ‘việc của ông’ đã hoàn tất”.
Những nhận định trên khiến tôi nhớ đến bài kệ của Thiền Sư Hương Hải: Nhạn quá trường không/ Ảnh trầm hàn thủy/ Nhạn vô di tích chi ý/ Thủy vô lưu ảnh chi tâm. Nhạn bay trên không/ Bóng chìm đáy nước/ Nhạn không có ý để lại dấu tích/ Nước không có ý lưu giữ bóng hình.
Thích Minh Tuệ cũng chả “có ý để lại dấu tích” chi đâu, và chắc cũng chả có “sứ mệnh” gì ráo trọi. Sự xuất hiện của ngài chỉ để chứng thực cái điều giản dị này thôi: Dù ở Việt Nam có xe tăng, đại pháo, cứt đái, mắm tôm (cùng đủ cỡ huân chương, và đủ cách tông xe) chăng nữa, cái chế độ toàn trị ở xứ sở này vẫn không ngăn được sự xuất hiện của một vị bồ tát – ngay giữa ban ngày!
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.