"Chúng tôi sẽ rút đi. Chúng tôi sẽ quyết định khi nào nên rút đi... Đừng bận tâm, chúng tôi sẽ không quay trở lại", Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói.
Reuters đưa tin, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan hôm 12/6 lần đầu xác nhận rằng nước này sẽ rút khỏi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) - liên minh quân sự do Nga dẫn dắt, và cáo buộc các thành viên CSTO đă cùng với Azerbaijan lên kế hoạch cho một cuộc chiến chống lại đất nước ông.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Yerevan, Armenia, vào ngày 23/11/2022. Ảnh: Getty
Thủ tướng Pashinyan - người đă cố gắng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) – từng cho biết vào tháng 3 rằng: Armenia – vốn là đồng minh thân cận của Nga - sẽ rút khỏi CSTO trừ khi liên minh quân sự này nêu chi tiết cam kết duy tŕ an ninh của đất nước ông một cách thỏa đáng.
Reuters dẫn nguồn hăng thông tấn Armenpress cho biết, phát biểu hôm 12/6 của Thủ tướng Pashinyan với các nghị sĩ Armenia cho thấy ông cảm giác ḿnh chưa nhận được cam kết như vậy và quyết tâm rút khỏi CSTO.
Ông Pashinyan - một cựu nhà báo lên nắm quyền Thủ tướng Armenia vào năm 2018, khi các chính trị gia thân Nga từ chức sau các cuộc biểu t́nh kéo dài nhiều tuần lê - nói: "Chúng tôi sẽ rút đi. Chúng tôi sẽ quyết định khi nào nên rút đi... Đừng bận tâm, chúng tôi sẽ không quay trở lại".
CSTO là một liên minh quân sự được thành lập vào năm 1992, có trụ sở chính tại Moscow, ban đầu có 9 thành viên bao gồm: Nga, Armenia, Azerbaijan, Balarus, Gruzia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.
Sau hơn 30 năm, do những tranh chấp nội bộ cũng như bất ổn chính trị của một số quốc gia, đă có 3 thành viên tuyên bố rút khỏi CSTO gồm Azerbaijan và Gruzia (cùng năm 1999), Uzbekistan (hai lần vào các năm 1999 và 2012).
Hiện CSTO chỉ c̣n 6 thành viên bao gồm: Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan.
Theo hiệp ước của CSTO, hành động gây hấn chống lại thành viên trong liên minh này được coi là tấn công vào tất cả các thành viên c̣n lại, tương tự như Điều 5 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). CSTO cũng có tham vọng trở thành đối trọng của NATO.
Các thành viên CSTO cho biết đang chờ Armenia làm rơ lập trường của ḿnh.
Theo Reuters, Thủ tướng Pashinyan đang chịu áp lực từ những người biểu t́nh không hài ḷng về cách Armenia giải quyết mâu thuẫn nhằm đảm bảo một thỏa thuận ḥa b́nh khó nắm bắt với Azerbaijan, mà ông Pashinyan cho biết hôm 12/6 đă gần hoàn tất mặc dù vẫn c̣n một điểm vướng mắc.
Mối quan hệ giữa Nga và Armenia - nơi đặt nhiều cơ sở quân sự của Nga - ngày càng căng thẳng kể từ tháng 9/2023, khi hai bên xảy ra giao tranh.
Tại thời điểm đó, CSTO không can thiệp và hành động quân sự của Azerbaijan đă thúc đẩy một cuộc di cư hàng loạt của hơn 100.000 cư dân thuộc tộc người Armenia khỏi khu vực Nagorno - Karabakh.
Thủ tướng Pashinyan kể từ đó đă đưa ra một loạt tuyên bố bày tỏ sự bất b́nh với CSTO và Nga, nói rằng ông cảm thấy Armenia không c̣n có thể dựa vào Moscow để đảm bảo an ninh cho ḿnh nữa.
Ông Pashinyan cũng cáo buộc ít nhất hai thành viên CSTO đă thông đồng với Azerbaijan trong cuộc xung đột kéo dài 44 ngày giữa Azerbaijan và Armenia vào năm 2020, đồng thời yêu cầu một số binh sĩ Nga đóng quân ở Armenia rời đi.
Bộ Quốc pḥng Azerbaijan cho biết, lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh của Nga được triển khai tại Karabakh sau cuộc xung đột kéo dài 44 ngày hồi 2020 đă hoàn tất việc rút quân vào hôm 12/6.
Bộ Ngoại giao Nga vào tháng 3 cho biết, họ cảm thấy lo ngại trước cách giới lănh đạo chính trị Armenia đưa ra những tuyên bố công khai về CSTO, điều mà họ cho rằng tốt nhất là nên thực hiện trong giới hạn của CSTO.
Trước đó, vào tháng 2, Armenia nói rằng sẽ không tham dự các cuộc họp của CSTO và họ không có đại diện thường trực tại liên minh do "đóng băng trên thực tế" tư cách thành viên.
VietBF@ Sưu tập