'Hồ sát nhân' ở châu Phi, một đêm giết 2000 mạng người, sự thật lộ ra sau khi hồ cạn nước. Châu Phi vốn được gọi là “lục địa đen” với rất nhiều điều nguy hiểm. Nhưng đâu chỉ có hổ báo hay rắn độc mới đáng sợ, Châu Phi c̣n xuất hiện một “hồ sát nhân” đă lấy mạng 2000 người chỉ trong 1 đêm.
Hồ Nyos ở Cameroon là một trong ba hồ tử thần ở châu Phi, thoạt nh́n, hồ Nyos rất yên b́nh và xinh đẹp. Không chỉ vậy, trông nó c̣n giống một địa điểm mà dân du lịch sẽ ùn ùn kéo đến để thưởng ngoạn bởi v́ phong cảnh vô cùng nên thơ, trữ t́nh. Ít ai ngờ nó lại là thủ phạm khiến 2.000 người mất mạng và biến khu vực xung quanh hồ thành một vùng hoang phế. Vậy đâu là lư do khiến nó trở nên nguy hiểm đến như vậy?
Hồ Nyos ở Cameroon
Nói đến hồ Nyos, người ta không thể nào quên được thảm họa đă từng giết chết toàn bộ sự sống xung quanh nó vào những năm 80 của thế kỷ trước.
Sự việc xảy ra vào lúc đêm khuya, khi mà các cư dân quanh hồ đều đă say giấc. Sang đến ngày hôm sau, người ta phát hiện các cư dân trong thôn, gia súc và một số loài cá dưới đáy hồ đều đă chết. Nhà cửa và cây cối vẫn giữ nguyên trạng, nhưng sự sống th́ gần như đă biến mất. Cả thôn chỉ c̣n 2 người sống sót. Chứng kiến thảm họa khủng khiếp này, chính quyền địa phương đă xin cứu viện khẩn cấp từ cộng đồng quốc tế. Sau đó, một nhóm chuyên gia đă tới đây để lấy mẫu và phân tích. Hóa ra, nguyên nhân gây ra thảm họa là do lượng carbon dioxide ḥa tan trong nước hồ quá cao, v́ vậy mà người và gia súc đều tử vong v́ thiếu oxy.
Năm 1986, do một vụ sạt lở, hồ Nyos phát nổ. Vụ nổ mạnh tới mức nó tạo ra một vụ sóng thần cao 25 mét làm ngập lụt hết các vùng xung quanh. Nhưng đây chưa phải là điều tồi tệ nhất, một đám mây CO2 được thải ra và bao phủ các vùng xung quanh.
Do CO2 có mật độ dày hơn không khí, đám mây này không tan đi mà chúng đẩy lớp không khí có thể thở được lên trên. Những người kém may mắn ở trong phạm vi của đám mây này sẽ bị ngạt thở và tử vong.
Sau khi làm thống kê, các bác sĩ bất ngờ khi biết số nạn nhân thiệt mạng lên đến gần 2000 người, một con số quá sức tưởng tượng của bất cứ ai.
Kết quả khám nghiệm tử thi cung cấp rất ít thông tin. Không có dấu hiệu chảy máu, bị thương hay bệnh tật, cũng như không có dấu hiệu nạn nhân đau đớn trước khi chết. Họ chỉ gục xuống, ngất lịm đi và chết. Ngoài ra, không có dấu hiệu phơi nhiễm phóng xạ, vũ khí hóa học hay khí độc.
Đầu năm 2010, một nhóm các nhà khoa học người Mỹ đă bắt đầu tiến hành tháo ng̣i nổ cho hồ Nyos bằng cách đặt một ống polyethylene xuống sâu dưới đáy hồ làm cho nước khí CO2 dưới đó sủi bọt lên và giải phóng bớt khí CO2 vào khí quyển. Nhờ vậy, áp suất ở đáy hồ sẽ giảm, hạ thấp nguy cơ phun trào, tránh thảm họa tương tự có thể xảy ra.
VietBF@ sưu tập