Là thương binh loại 3/4, một trong 4 chiến sĩ lái xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc lập ngày 30-4-1975, ông Lê Văn Phượng trở về cuộc sống đời thường như bao nhiêu người lính hoàn thành nhiệm vụ.
Được biết đến như một người "anh hùng” trong chiến đấu, nhưng ở quê ông (phường Ngô Quyền, thị xă Sơn Tây, Hà Nội) có người lại quy ông thuộc diện tiêu cực v́ mấy năm đấu tranh đ̣i quyền sở hữu hợp pháp cái ao gần 500 m2 của gia đ́nh ông.
Thiếu úy Lê Văn Phượng – Phó Đại đội trưởng Kỹ thuật, Chính trị viên, là một trong bốn người ngồi trên chiếc xe tăng 390 (xe tăng húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975)
Xe tăng 390 gồm có lái xe là Trung sĩ Nguyễn Văn Tập; Pháo thủ số 1 Ngô Sỹ Nguyên (trung sĩ); Phó đại đội trưởng kỹ thuật kiêm pháo thủ số 2 Lê Văn Phượng (Thiếu úy, lên thay pháo thủ số 2 bị thương) và ông Toàn là Trung úy, Chính trị viên đại đội.
Tuy nhiên, sau năm 1975 ông bị gán ghép là thành phần “tiêu cực” v́ nhiều năm đấu tranh đ̣i quyền sở hữu hợp pháp cái ao gần 500 m2 của gia đ́nh ông.
Theo ông Phương cho biết, khi đem đơn khiếu nại đi đ̣i đất th́ chính quyền địa phương chẳng hề quan tâm tới ông nữa. Thậm chí ngày thương binh liệt sĩ, ngày chiến thắng 30-4 cũng chẳng có ai đại diện cơ quan chính quyền, đoàn thể tới thăm ông và gia đ́nh.
Theo tŕnh bày của ông th́ năm 1962 bố ông là Lê Văn Đảm được UBHC thị xă Sơn Tây cấp cho 300 m2 đất ở phía sau vườn hoa phố Ngô Quyền. Ngoài diện tích này, tại công văn cấp đất được kư ngày 10-12-1962 c̣n ghi thêm: “Ông Đảm được phép cải tạo những phần đất c̣n lại hoang hóa để làm nhà ở và tăng gia sản xuất tự túc”. Ông Phượng nhớ lại: “Khi đó xung quanh khu vực này hoang vu, không có ai ở, gia đ́nh tôi đă thu dọn đắp cái ao hoang hóa liền kề với đất ở để thả cá và thả rau. Suốt 50 năm qua gia đ́nh vẫn liên tục thế hệ sử dụng cái ao này và không tranh chấp với bất cứ ai”.
Ngoài ra ông c̣n có nhiều người dân sống tại khu vực lâu đời làm chứng.
“Tôi sống ở đây từ 1973, là hàng xóm liền kề với ông Phượng. Tôi biết rất rơ, cái ao này trước đây do cụ Ba Đảm, bố anh Phượng sử dụng, sau là các con cụ kế tục, không tranh chấp với ai cả” Một người dân nói.
Một trong những lư do miếng đất này bị “cướp” là v́ Cái ao này nằm ở vị thế rất đẹp, giá thị trường tới vài chục triệu đồng 1 m2. Nhưng đă bị UBND thị xă Sơn Tây chia lô bán đấu giá rồi.
Nhiều người nói rằng, sau 1975 có rất nhiều người đă từng lập công lớn cho cái gọi là “cuộc cách mạng chống Mỹ cứu nước” đă bị Đảng đối xử rất tồi tệ, thậm chí là cướp những mảnh đất đă khai khẩn từ bao nhiêu đời, giờ dă bị chính quyền cưỡng chế, cướp đem đi bán để trục lợi. Trường hợp của ông Phượng là một trong hàng ngàn trường hợp đă xảy ra. Lê Văn Phượng qua đời ở tuổi 71 do bệnh tim.
Được biết ngày 29 Tháng Ba, 2016, ông Phượng ĺa đời mà vẫn chưa đ̣i lại được phần đất của gia đ́nh.