Theo như có một nửa số thành phố lớn ở Trung Quốc đang có mức độ sụt lún mặt đất bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, bao gồm địa chất và trọng lượng của các ṭa nhà. Khi sức nặng của thành phố tiếp tục tăng lên và các ṭa nhà nặng nề đè xuống mặt đất, theo thời gian, đất tự nhiên sẽ bị nén lại và khiến mặt đất bị lún xuống.
Toàn cảnh đường chân trời của Khu tài chính Lục Gia Chủy ở Thượng Hải, Trung Quốc vào ngày 16/12/2019. (HECTOR RETAMAL/AFP via Getty Images)
Một nghiên cứu mới nhất cho thấy, nhiều thành phố lớn ở Trung Quốc đang bị ch́m xuống do khai thác nước ngầm và xây dựng quá mức, đồng thời các khu vực ven biển của Trung Quốc cũng phải đối mặt với rủi ro lớn do lũ lụt và mực nước biển dâng cao.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science hôm 18/4, các nhà nghiên cứu đến từ một số trường đại học ở Trung Quốc đă đo lường t́nh trạng sụt lún đất ở những thành phố có dân số hơn 2 triệu người ở nước này trong khoảng thời gian từ năm 2015-2022.
Trong số 82 thành phố được khảo sát, gần một nửa - nơi có 270 triệu người (chiếm 29% dân số cả nước này) sinh sống - đang lún xuống hơn 3 mm mỗi năm. Ngoài ra, trong số này c̣n có khoảng 16% đất đô thị đang bị sụt với tốc độ hơn 10 mm mỗi năm, khu vực có 67 triệu người sinh sống này đang ch́m xuống nhanh chóng.
Mức độ sụt lún mặt đất bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, bao gồm địa chất và trọng lượng của các ṭa nhà. Khi sức nặng của thành phố tiếp tục tăng lên và các ṭa nhà nặng nề đè xuống mặt đất, theo thời gian, đất tự nhiên sẽ bị nén lại và khiến mặt đất bị lún xuống.
Hai thành phố Thượng Hải và Thiên Tân bắt đầu có dấu hiệu ch́m xuống từ những năm 1920. Thượng Hải đă ch́m hơn 3 mét trong một thế kỷ qua. Trong vài thập kỷ gần đây, những thành phố được mở rộng nhanh chóng ở Trung Quốc cũng đă có dấu hiệu sụt lún trên diện rộng.
Tuy nhiên, các tác giả của nghiên cứu này cho biết, nhân tố chính khiến nền đất lún xuống là t́nh trạng mất nước ngầm. Khai thác nước ngầm tràn lan là một trong những nguyên nhân chính. Các thành phố đang rút nước khỏi các tầng ngậm nước ngầm với tốc độ nhanh hơn mức chúng có thể tự bổ sung, t́nh h́nh này đă trở nên trầm trọng hơn do hạn hán. Việc rút nước quá mức có thể làm giảm mực nước ngầm và khiến vùng đất phía trên bị sụt xuống.
Giáo sư Robert Nicholls của Đại học East Anglia ở Anh không tham gia vào nghiên cứu trên nhưng cho biết: “Theo tôi, việc rút nước có lẽ là nguyên nhân chính”.
"Về mặt địa chất, Trung Quốc có rất nhiều người dân sống ở những khu vực mới được bồi lắng. V́ vậy, khi bạn rút nước ngầm, chúng sẽ trầm xuống", ông Nicholls nói.
C̣n có các yếu tố khác ảnh hưởng đến sụt lún đất, đó là hệ thống giao thông đô thị cũng như khai thác khoáng sản và than. Tại khu vực phía bắc B́nh Đỉnh Sơn, một trong những khu vực than lớn nhất Trung Quốc, đất đang lún xuống với tốc độ 109 mm mỗi năm.
Các tác giả của nghiên cứu trên cho biết, lũ lụt là một vấn đề lớn trong tương lai và là mối đe dọa đối với người dân vùng đô thị, đó là do sự kết hợp giữa sụt lún đất và mực nước biển dâng cao. Nghiên cứu này cho thấy, các khu vực xung quanh Thiên Tân, Thượng Hải và Quảng Châu là nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ở các khu vực ven biển nơi mực nước biển đồng loạt dâng cao, ảnh hưởng của sụt lún thường nghiêm trọng hơn. Do đó, đất đai, con người và tài sản ở đó có nguy cơ bị lũ lụt tàn phá mạnh hơn.
Năm 2020, khoảng 6% diện tích đất của Trung Quốc có độ cao tương đối thấp hơn mực nước biển. Trong 100 năm tới, tỷ lệ này có thể tăng lên 26%. Những khu vực này sẽ phải chịu thiệt hại lớn và tính mạng con người cũng trong nguy hiểm.
Các nhà nghiên cứu cho biết, tốc độ mặt đất ch́m xuống đang nhanh hơn tốc độ mực nước biển dâng cao, khi hai nhân tố này kết hợp lại, chúng sẽ khiến hàng trăm triệu người gặp nguy hiểm v́ lũ lụt.
Tuy nhiên, có một số sách lược hiệu quả để đối phó với t́nh trạng sụt lún này. Trong quá khứ, t́nh trạng sụt lún đă từng xảy ra với các thành phố lớn khác ở Châu Á, như Osaka và Tokyo của Nhật Bản.
Giáo sư Nicholls cho biết, “vào đầu thế kỷ 20, xung quanh khu vực cảng Tokyo bị ch́m xuống khoảng 5 mét”. Nhưng vào những năm 1970, người ta đă đưa nước máy từ các khu vực khác vào sử dụng và ban hành luật không dùng nước giếng, về cơ bản đă ngăn ngừa được t́nh trạng sụt lún.