Hàng ngh́n người hâm mộ Taylor Swift tại Anh đă trở thành nạn nhân của nhiều vụ lừa đảo vé xem ca nhạc cho buổi lưu diễn Eras Tours của 'Nữ hoàng nhạc Pop' tại Xứ sở sương mù vào cuối năm nay. Những vụ lừa đảo như thế này đă trở nên phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây, gây thiệt hại hàng tỷ đôla cho ngành công nghiệp âm nhạc.
Ngân hàng Lloyds của Anh hồi tuần này cảnh báo, kể từ tháng 7 năm ngoái, đă có ít nhất 3.000 cá nhân bị lừa mua phải vé giả, dẫn đến thiệt hại lên tới hơn 1 triệu bảng Anh (1,24 triệu USD). Trung b́nh, mỗi nạn nhân bị lừa mất 332 bảng (413 USD), thậm chí trong một số trường hợp, số tiền bị lừa lên tới hơn 1 ngh́n bảng (1.243 USD). Những kẻ lừa đảo thường đánh vào tâm lư của các Swifties (người hâm mộ Taylor Swift) khi rao bán vé giảm giá hoặc tại các buổi diễn đă “cháy vé” với giá cao hơn.
Và không chỉ ở Anh, rất nhiều người hâm mộ “Nữ hoàng nhạc Pop” trên khắp thế giới cũng điêu đứng trước chiêu tṛ của những kẻ lừa đảo, thậm chí cả những người được xem là “không thể bị lừa”.
Nhà báo kiêm người dẫn chương tŕnh nổi tiếng Deb Knight mới đây đă chia sẻ câu chuyện của ḿnh để cảnh báo người hâm mộ Taylor Swift: “Một người bạn khá thân thiết đă liên lạc và hỏi rằng tôi vẫn muốn mua vé xem ca nhận của Taylor Swift chứ? Đó là sinh nhật lần thứ tám của con gái tôi và việc tôi có được những tấm vé này sẽ là món quà tuyệt vời nhất từ trước đến nay. Cô ấy đă giúp tôi liên lạc với bạn của cô ấy, người đă có vé – hoặc tôi nghĩ vậy".
Deb Knight đă nhận được điện thoại từ một người bạn nói rằng anh họ của cô đang bán vé, nhưng không hề biết rằng tài khoản Facebook của người bạn này đă bị hack. Deb Knight hứa sẽ trả một nửa chi phí như một khoản tiền giữ chỗ và trả nốt phần c̣n lại sau khi nhận được những tấm vé “trông thật đến mức không thể tin được”. Mặc dù Deb Knight đă liên hệ ngay với ngân hàng của cô ấy nhưng cũng không thể làm ǵ được. Cô ấy đă mất hơn 1200 USD cho một tấm vé Taylor Swift không có thật.
Jackie là một nạn nhân khác của tṛ lừa đảo. Facebook của cô ấy đă bị hack 6 tháng trước. Các đối tượng đă sử dụng hồ sơ của Jackie để bán vé giả mang tên cô ấy: “Con, chồng tôi và tôi đă nhận được những tin nhắn giận dữ từ mọi người rằng, mẹ và vợ của họ là những kẻ lừa đảo và họ sẽ báo cảnh sát. Đó là một cảm giác thật khủng khiếp, nhưng sự thật là tên của tôi đă bị những kẻ lừa đảo lợi dụng”.
Nạn nhân thường bị tiếp cận qua các quản cáo hoặc bài đăng giả mạo trên mạng xă hội, trong đó 90% trường hợp được báo cáo cho biết đă t́m mua vé qua Facebook. Các chuyên gia chống gian lận khuyến cáo người tiêu dùng nên thận trọng, chỉ nên mua vé từ các nền tảng có uy tín và được ủy quyền, có sử dụng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng để tăng cường bảo vệ chống gian lận. Chỉ riêng tại Anh, ước tính, số lượng các vụ lừa đảo liên quan đến việc mua bán vé xem các buổi biểu diễn âm nhạc đă tăng 158% kể từ mùa Hè năm ngoái, trong đó có các chuyến lưu diễn của các nghệ sĩ nổi tiếng như Beyonce, Coldplay và Harry Styles.