Theo như các quốc gia khác, bao gồm Mỹ và Jordan - nơi mà UAV và tên lửa của Iran bay qua không phận - đă giúp bắn hạ những vũ khí này, sau khi Iran đáp trả cuộc tấn công vào lănh sự quán nước này ở Syria hồi đầu tháng 4 bằng cách sử dụng 330 máy bay không người lái (UAV) và tên lửa để tấn công Israel trong đêm 13/4 vừa qua.
Công chúa Salma của Jordan — một phi công thuộc lực lượng không quân của Jordan — là đối tượng trong một tin đồn trên mạng rằng cô đă bắn hạ UAV của Iran để bảo vệ Israel.
Trang Newsweek đưa tin, Iran đáp trả cuộc tấn công vào lănh sự quán nước này ở Syria hồi đầu tháng 4 bằng cách sử dụng 330 máy bay không người lái (UAV) và tên lửa để tấn công Israel trong đêm 13/4. Các nguồn tin quân sự Israel cho rằng 99% UAV đă bị bắn hạ.
Các quốc gia khác, bao gồm Mỹ và Jordan - nơi mà UAV và tên lửa của Iran bay qua không phận - đă giúp bắn hạ những vũ khí này.
Công chúa Salma cùng cha mẹ, Vua Abdullah II và Hoàng hậu Rania Al Abdullah, trong lễ tốt nghiệp của cô tại Đại học Nam California vào ngày 12/5/2023. Ảnh: The Royal Hashemite Court
Tin đồn
Theo Newsweek, một số tài khoản mạng xă hội X (trước đây là Twitter) đă đăng tin đồn rằng Công chúa Salma là một trong những phi công Jordan tham gia đánh chặn UAV và tên lửa của Iran, và đă tự ḿnh bắn hạ vài UAV: có tin đồn cho rằng công chúa đă bắn hạ 5 UAV, tin đồn khác lại cho rằng công chúa đă bắn hạ 6 UAV.
Một bài đăng của tài khoản Mossad Commentary trên mạng xă hội X với ít nhất 1,6 triệu lượt xem và nhận được 45.000 lượt thích trước khi bị xóa có nội dung: "Công chúa Salma của Jordan, một phi công được cho là đă bắn hạ 5 máy bay không người lái của Iran đêm qua."
Một bài đăng tiếp theo của Mossad Commentary viết: "Theo yêu cầu và sự tôn trọng đối với Tướng Jordan, chúng tôi đă xóa (các) bài đăng trước đó." Ảnh chụp màn h́nh
Một ảnh chụp màn h́nh cũng được lan truyền trên mạng cho thấy tiêu đề một bài báo trên trang Emirates Woman có nội dung: "Có thông tin công chúa Salma của Jordan bắn hạ 6 máy bay không người lái của Iran chỉ trong một đêm".
Phần nội dung của bài báo hiển thị trong ảnh chụp màn h́nh có nội dung: "Giữa bối cảnh xung đột hỗn loạn, Công chúa Salma bint Abdullah của Jordan đă một lần nữa thể hiện cam kết kiên định của ḿnh đối với nhân loại".
Tài khoản Der Gepardkommandant chia sẻ ảnh chụp màn h́nh một bài báo trên trang Emirates Woman về Công chúa Jorrdan.
Sự thật
Theo Newsweek, Công chúa Salma đúng là trung úy thuộc Lực lượng Không quân Hoàng gia Jordan. Tuy nhiên, ảnh chụp màn h́nh bài báo trên trang Emirates Woman có vẻ là giả mạo.
Bức ảnh, phần giới thiệu và tên phóng viên đều khớp với một bài báo cũ hơn trên trang Emirates Woman nêu chi tiết về chuyến hàng viện trợ tới Gaza vào tháng 12 mà công chúa là người chịu trách nhiệm vận chuyển. Bài báo có tiêu đề: "Công chúa Salma của Jordan dẫn đầu sáng kiến của Lực lượng Không quân thả vật tư y tế ở Gaza".
Bài báo có đoạn: "Giữa bối cảnh xung đột hỗn loạn, Công chúa Salma bint Abdullah của Jordan một lần nữa thể hiện cam kết kiên định của ḿnh đối với nhân loại.
Dẫn đầu một đội gồm các thành viên của Lực lượng Không quân Jordan, cô đă điều phối đợt thả hàng vật tư y tế khẩn cấp thứ năm xuống phía bắc Gaza, không chỉ thể hiện năng lực trên không mà c̣n thể hiện sự cống hiến nhân ái của cô đối với những người gặp khó khăn".
Theo Newsweek, sự bất thường đă được phát hiện bởi tài khoản D-Intent Data. Tài khoản này đăng trên mạng xă hội X rằng: "Một bức ảnh chụp màn h́nh bài báo của một cơ quan truyền thông đă được chỉnh sửa kỹ thuật số và chia sẻ trên mạng đưa tin đồn rằng Công chúa Salma của Jordan đă bắn hạ 6 máy bay không người lái của Iran đêm qua. Những tin đồn này là giả mạo và bịa đặt.
Tiêu đề ban đầu của bài báo có nội dung: 'Công chúa Salma của Jordan dẫn đầu sáng kiến của Lực lượng Không quân thả vật tư y tế xuống Gaza.' Nó được xuất bản vào ngày 15 tháng 12 năm 2023".
Newsweek đă tiếp cận một đại diện của Hoàng gia Jordan để b́nh luận. Dường như không có bằng chứng nào cho thấy Công chúa Salma đă bắn hạ UAV nào, ngoại trừ bức ảnh chụp màn h́nh bài báo đă bị chỉnh sửa.
Do nguồn được trích dẫn công khai duy nhất là giả mạo, Newsweek khẳng định tin đồn này là vô căn cứ.