Nhiều thông tin cho rằng củ khoai lang mang lại giá trị dinh dưỡng cao, c̣n phần lá không ngon, kém dinh dưỡng, điều này có đúng? (Ngọc, 36 tuổi, Hà Nội)
Hai phần thường được sử dụng nhiều nhất ở khoai lang là củ và lá. Một số người cho rằng phần củ khoai mới mang lại giá trị dinh dưỡng lớn nhất, c̣n rau chỉ là thứ b́nh dân, không ngon và nhiều dinh dưỡng bằng một số loại rau khác.
Song, cũng có nhiều người nhận định lá khoai mới cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể, được người Nhật ví là "rau trường thọ".
Thực tế, không thể so sánh củ và rau khoai bởi cả hai đều có những giá trị dinh dưỡng và công dụng riêng. Củ khoai được xếp vào nhóm lương thực, cung cấp tinh bột, dễ thấy nhất là nhiều người dùng khoai lang để ăn sáng thay cho cơm, bún, phở v́ nó cung cấp lượng đường bột khá lớn cho cơ thể. C̣n rau thuộc nhóm rau lá, là thực phẩm để chế biến món ăn, như các món canh, luộc, xào.
Rau khoai lang có lượng vitamin B2 dồi dào, giàu chất xơ, vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa, tác dụng làm sạch hệ tiêu hóa, giúp thanh nhiệt, thải độc, giảm mỡ máu hiệu quả. Đặc biệt, rau khoai lang chứa các flavonoid, thúc đẩy sự hấp thụ glucose ở mô ngoại vi và tăng cường bài tiết insulin, giúp pḥng đái tháo đường.
Mọi người nếu có nguồn rau đảm bảo th́ nên sử dụng thường xuyên, kết hợp các loại rau khác để bữa ăn được đa dạng nhóm thực phẩm. Ngoài ra, rau lang rất nhanh nát, cần chú ư vớt ra khi vừa chín tới để giữ các vitamin và khoáng chất.
Củ khoai lang giàu tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất, chứa nhiều chất chống oxy hóa góp phần giúp bảo vệ cơ thể, song không nên ăn nhiều cùng một lúc, hoặc ăn liên tục v́ chúng có thể làm tăng đường huyết do chứa lượng tinh bột khá cao.