Cá ở khắp nơi trong hồ nước nhưng dân địa phương không ai dám đánh bắt và ăn chúng. V́ sao?
Tây Tạng ở Trung Quốc không chỉ sở hữu núi cao quanh năm phủ tuyết trắng, địa h́nh nơi đây c̣n rất đa dạng với đồng cỏ, sa mạc, sông băng, thung lũng sâu ngút ngàn.
Chưa hết, tại "Nóc nhà thế giới" c̣n có một thiên đường xinh đẹp và vô cùng huyền bí - đó chính là Dương hồ.
Được người dân địa phương gọi là "hồ Yamdrok", Dương hồ nổi tiếng với diện tích rộng lớn, ḷng hồ sâu và làn nước xanh trong vắt, in bóng bầu trời, thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Dương hồ cao 4.441m so với mực nước biển và được bao quanh bởi những ngọn núi phủ tuyết tuyệt đẹp. Mặt hồ trong xanh, đẹp như một bức tranh thiên nhiên. V́ h́nh dạng hồ độc đáo nên nó được mệnh danh là “Hồ san hô trên bầu trời”, giống như một chiếc ṿng cổ san hô vắt trên núi cao.
Dương hồ được mệnh danh là "Hồ thiêng số 1 của Tây Tạng", ẩn chứa một bí mật đáng kinh ngạc - và cũng là đặc điểm rực rỡ nhất của "xứ sở thần tiên" này: "Biển cá".
Dương hồ rất giàu tài nguyên cá. Theo các nhà khoa học, số lượng cá trong hồ vượt quá 800.000 tấn, một con số đáng kinh ngạc. Cá nhiều đến nỗi, chỉ cần ném một ḥn đá vào mặt hồ, sẽ tạo ra một làn sóng cá chạy ào ào.
Dương hồ chủ yếu là nơi sinh sống của cá chép cao nguyên, cá chạch, cá trắm và nhiều loài cá khác nhau. Sự chung sống hài ḥa của chúng đă tạo thêm sức sống đầy màu sắc cho hồ nước xinh đẹp này.
Cá nhiều đến mức có thể bắt dễ dàng bằng tay không, nhưng...
ĐIỀU KỲ LẠ, người Tây Tạng sở hữu “biển cá” này nhưng người dân địa phương tuyệt nhiên không ai dám đánh bắt và ăn chúng.
V́ sao không ai dám ăn cá ở Dương hồ Tây Tạng?
Có 3 nguyên nhân để người dân Tây Tạng không đánh bắt cá tại Dương hồ và không xem chúng là thực phẩm hàng ngày:
Nguyên nhân thứ nhất: Chính sách của chính phủ Trung Quốc
Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, hệ sinh thái của Dương hồ gặp khủng hoảng. Nghề đánh bắt cá (từ người ngoài) phát triển ở khu vực này từ những năm 1970. Sau giữa những năm 1980, sản lượng đánh bắt tăng vọt lên 400-500 tấn/năm, đến năm 1995 đạt đỉnh 1.291 tấn.
Đánh bắt quá mức khiến số lượng cá giảm mạnh, một số loài cá bản địa như cá mú đen đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và trở thành động vật được bảo vệ cấp một trong khu tự trị Tây Tạng.
Để bảo vệ sự cân bằng sinh thái tại hồ nước xinh đẹp này, năm 2004, chỉnh phủ Trung Quốc đă ban hành chính sách cấm đánh bắt cá và tiến hành nuôi và thả cá quy mô lớn nhằm khôi phục và phát triển hệ sinh thái của Dương hồ.
Ảnh minh họa: Sohu
Từ đó đến nay, sau 5 thập kỷ thực hiện chính sách này, nguồn cá của Dương hồ cuối cùng đă được phục hồi và trở nên vô cùng phong phú.
Dương hồ không phải là nơi duy nhất tại Trung Quốc được chính phủ ban hành chính sách bảo vệ nguồn cá nhằm đảm bảo hệ sinh thái nguồn sông, hồ.
Cách đây vài năm, Trung Quốc triển khai "Kế hoạch cấm đánh bắt cá 10 năm" trên sông Dương Tử. Bắt đầu từ năm 2020, cho đến nay, số lượng cá trên sông Dương Tử nói chung và hồ nước ở Đập Tam Hiệp đă tăng mạnh mẽ.
Nguyên nhân thứ hai: Hồ thiêng. Thủy táng.
Nguyên nhân này liên quan mật thiết đến tín ngưỡng và thói quen sinh hoạt của người Tây Tạng vùng núi cao.
Đầu tiên và quan trọng nhất: Đối với người Tây Tạng, Dương hồ là hồ rất thiêng liêng, nơi các vị thần linh trong Phật giáo Tây Tạng ngự lăm. Do đó, sự tồn tại hiền ḥa của hồ và muôn vàn sự sống trong ḷng hồ đều linh thiêng và cần được bảo vệ.
Người Tây Tạng tin chắc rằng sự sống là thiêng liêng, cả con người và động vật đều phải được tôn trọng. Trong tín ngưỡng của họ, cá được coi là sinh vật linh thiêng và là hiện thân của thần thú.
Thứ hai: Người Tây Tạng có niềm tin đặc biệt vào cá, điều này liên quan đến phong tục thủy táng của họ.
Trong Phật giáo Tây Tạng, thủy táng được coi là một phương pháp an táng rất cao quư, để thi thể người đă khuất có thể được đón nhận và tắm rửa trong thiên nhiên. Tục thủy thủy tin rằng cá ở Dương hồ mang trọng trách thiêng liêng và có sứ mệnh dẫn dắt linh hồn về thế giới thiên đường.
Trong mắt người Tây Tạng, sự tồn tại của cá được coi là một món quà và chúng mang ư nghĩa tốt lành, may mắn. Cá ở Dương hồ có sức mạnh thần bí và khả năng bảo vệ, có thể mang lại cho con người sức khỏe và ḥa b́nh.
V́ vậy, việc sử dụng chúng làm thực phẩm là không thích hợp, đây là một trong những lư do quan trọng khiến người Tây Tạng từ chối đánh bắt cá. Việc đánh bắt cá (để bán), giết cá và ăn thịt cá sẽ bị coi là hành vi thiếu tôn trọng thú thần, có thể phạm vào luật nhân quả, bị trừng phạt.
Dựa trên niềm tin tôn giáo và sự tôn trọng sinh thái, người Tây Tạng tránh đánh cá và coi cá trong hồ là sự sống tối thượng. Đối với họ, việc bảo vệ sự cân bằng sinh thái của hồ quan trọng hơn nhiều so với lợi ích kinh tế trước mắt.
Chính niềm tin tôn giáo, tôn trọng thiên nhiên, sự sống truyền từ đời này sang đời khác của người Tây Tạng đă khiến Dương hồ được bảo vệ một cách nghiêm ngặt nhất.
Nguyên nhân thứ ba: Cá Dương hồ có độc tố.
Dưới góc độ khoa học, cá ở trong Dương hồ không ăn được.
Đầu tiên, các mẫu nước xét nghiệm của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy nước Dương hồ có tính kiềm.
Thứ hai, hồ nước tọa lạc ở độ cao 4.441m so với mực nước biển nên nhiệt độ hồ thấp quanh năm và khá thiếu oxy. Cả chuỗi thức ăn đều bị ảnh hưởng v́ đặc điểm địa lư của hồ. Kết quả, các sinh vật (động vật, thực vật) trong hồ sinh trưởng chậm.
Thực vật phù du khó quang hợp nên thiếu chất dinh dưỡng. Trong khi đó, ô nhiễm không khí từ vùng Thanh Hải theo gió đến Dương hồ cũng khiến nước hồ ô nhiễm. Cá trong hồ hấp thụ mọi thứ trong nước. Theo thời gian, tích tụ nhiều chất độc tố.
Cách thủ phủ Lhasa 100km, Dương hồ ở Tây Tạng đang tạo ra kinh tế cho địa phương nhờ vào tiềm năng thủy điện và du lịch. Du lịch Tây Tạng phát triển nhờ vào sắc màu huyền bí và linh thiêng đặc trưng của vùng núi cao. Những phong tục văn hóa cổ xưa và những điều cấm kỵ thiêng liêng đă tạo nên phong cách độc đáo của vùng đất huyền diệu này.
Tuy nhiên, du khách khi đến Tây Tạng cần lưu ư nhiều điều. Tôn trọng văn hóa, tín ngưỡng địa phương. Không phạm vào các điều cấm kỵ về động vật, con số, màu sắc...
Những điều cấm kỵ ở Tây Tạng tạo nên ư nghĩa văn hóa cổ xưa và bí ẩn, phản ánh sự kính sợ của người dân đối với các vị thần, tín ngưỡng và truyền thống. Trong hành tŕnh khám phá, t́m hiểu và tôn trọng những phong tục này không chỉ giúp cải thiện trải nghiệm giao tiếp giữa con người với nhau mà c̣n cho phép bạn trải nghiệm nét quyến rũ độc đáo của văn hóa Tây Tạng ở mức độ sâu sắc hơn.
VietBF@ Sưu tập