Lực lượng hàng không vũ trụ Nga đă sử dụng phổ biến ḍng bom nổ mạnh FAB để tấn công các tuyến pḥng thủ của Ukraine, gây ra cơn “ác mộng” đối với lực lượng của Kiev. Bom nhiệt áp ODAB-500 mới được triển khai c̣n được đánh giá là uy lực hơn nhiều.
Bộ Quốc pḥng Nga cho hay, máy bay Su-34 đă nhắm mục tiêu vào các vị trí của Ukraine ở Yuzhnodonetsk (Donetsk) bằng bom chân không hay c̣n gọi là bom nhiệt áp ODAB-500.
Tương tự như ḍng bom nổ mạnh FAB đă được sử dụng tương đối phổ biến, bom ODAB cũng được gắn mô-đun lập kế hoạch và hiệu chỉnh phổ quát (UMPK) biến chúng từ bom thông thường thành vũ khí dẫn đường chính xác.
Bom nhiệt áp ODAB-500PMV được trưng bày tại một triển lăm quân sự. Ảnh: Vitaly Kuzmin
Bom nhiệt áp là ǵ?
Bom chân không hay bom nhiệt áp hoạt động theo nguyên tắc hai giai đoạn. Khi thả trên khu vực mục tiêu, đầu tiên chúng phóng ra chất lỏng nổ, tạo ra đám mây dày đặc các vật liệu dễ cháy. Sau đó, một vụ nổ được kích hoạt để đốt cháy các vật liệu này, nhằm tạo ra một quả cầu lửa cực lớn và một làn sóng xung kích, phá hủy mọi thứ trong tầm sát thương của bom. Nó được gọi là bom chân không v́ vụ nổ hút hết khí oxy xung quanh một khu vực nhất định.
Nguyên lư bom chân không lần đầu tiên được Đức Quốc xă đưa ra vào những tháng cuối cùng của Thế chiến thứ hai nhưng chưa bao giờ được sử dụng thành công để chống lại lực lượng Đồng minh. Sau đó nó bị gác lại và phải đến năm 1950 các nhà khoa học quốc pḥng Mỹ mới đưa nó đưa trở lại.
Liên Xô đă theo dơi sự phát triển của bom chân không từ cuối những năm 1960. Cục Thiết kế Liên minh Nhà nước Số 47 (nay là NPO Bazalt) có trụ sở tại Moscow đă phát triển bom ODAB vào giữa những năm 1980.
ODAB-500 lần đầu tiên được sử dụng để chống lại các chiến binh Mujahideen do CIA hậu thuẫn ở Afghanistan vào cuối những năm 1980, nhưng được cho là không hiệu quả do những hạn chế về mặt kỹ thuật của mẫu ban đầu.
Nga đă tạo ra phiên bản sửa đổi, ODAB-500PM, trang bị máy đo độ cao vô tuyến. Phiên bản này từng được trưng bày tại triển lăm vũ khí ở Paris năm 1995.
Phiên bản ODAB-500PMV được cải tiến hơn nữa và tối ưu hóa để triển khai bằng trực thăng. ODAB-500PMV từng được trưng bày tại triển lăm vũ khí Nga năm 2002
Đặc điểm của ODAB-500
ODAB-500PMV dài 2,38 mét, đường kính 0,5 mét và phạm vi hoạt động từ 200 mét đến 12 km. Tiêm kích Su-34 có thể mang tới 4 quả bom nhiệt áp trên các giá treo bên ngoài.
ODAB-500 được trang bị 190-193 kg chất nổ nhiên liệu-không khí năng lượng cao dễ bay hơi, chưa rơ công thức chính xác. Việc sử dụng loại hỗn lợp lỏng này khiến ODAB khác biệt với hầu hết các thiết bị nổ thông thường, thường bao gồm hỗn hợp nhiên liệu và chất oxy hóa (như thuốc súng, có hỗn hợp 25% nhiên liệu/75% chất oxy hóa).
Các vũ khí nhiệt áp như ODAB bao gồm gần như 100% hỗn hợp chất nổ lỏng. Điều này dẫn đến một đợt nổ kéo dài hơn và khiến vũ khí mạnh hơn so với khối lượng TNT tương đương, đặc biệt là trong các không gian kín như boongke, đường hầm, hang động và các công tŕnh cố thủ khác.
Do thành phần của chúng, những vũ khí này không được sử dụng phổ biến. Không giống như bom dựa trên TNT, bom ODAB thường khó có thể được sử dụng dưới nước, ở độ cao hoặc trong điều kiện thời tiết rất bất lợi.
ODAB-500 có bán kính sát thương từ 25-30 mét, ngoài việc sử dụng để nhắm vào binh sỹ hoặc công sự hay chiến hào, chúng có thể được triển khai để nhanh chóng rà phá các băi ḿn chống tăng.
Đoạn video của Bộ Quốc pḥng về việc sử dụng ODAB-500 xác nhận chúng được gắn mô-đun UMPK - một bộ chuyển đổi giúp biến các loại bon thông thường thành bom lượn được được dẫn đường bằng laser và vệ tinh. Những quả bom được gắn mô-đun này có thể được phóng từ phạm vi xa hơn tầm bao quát của hệ thống pḥng không của đối phương. Trong đoạn video có thể thấy những tia sáng nhỏ phát ra từ những quả bom sau khi chúng được thả, cánh mở ra, giúp quả đạn có thể lướt đến mục tiêu.
Alexei Leonkov, một chuyên gia quân sự kỳ cựu của Nga, cho hay những quả bom nhiệt áp ODAB-500 được nâng cấp này là một vũ khí cực mạnh.
“Hiện vẫn chưa rơ bom ODAB-500 được hiện đại hóa có thể xuyên qua bao nhiêu mét bê tông cốt thép. Nhưng ở đây khả năng xuyên phá là do trọng lượng và lực ban đầu – tức là tốc độ mà ODAB đạt được khi rơi. Sau đó, nếu nó nổ tung trong một không gian kín, sức công phá sẽ cực kỳ khủng khiếp. Mọi thiết bị sẽ bốc cháy, bị hư hỏng, nhân lực sẽ thiệt mạng”, ông Leonkov nói với Sputnik.
Ngoài ODAB-500 có khối lượng từ 520-525 kg, ḍng bom này c̣n bao gồm các biến thể vũ khí 1000, 1.100 và 1.500 kg.
VietBF@ sưu tập