Theo như tổng thư kư khối NATO Jens Stoltenberg mới đây khẳng định châu Âu và Bắc Mỹ cần nhau trong NATO, nhờ đó mà hai bên đều «mạnh hơn và được an toàn hơn» quyết định trực tiếp hỗ trợ Ukraina thông qua Nhóm Liên lạc Quốc pḥng Ukraina, c̣n được gọi là «Nhóm Ramstein» để chống Nga.
Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg họp báo tại trụ sở của liên minh ở Bruxelles, Bỉ ngày, 03/04/2024. REUTERS - Johanna Geron
Ngày 04/04/2024, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - NATO kỷ niệm 75 năm thành lập trong bối cảnh chiến tranh trở lại châu Âu. Trong bài diễn văn đọc trước 32 ngoại trưởng của liên minh ở Bruxelles (Bỉ), tổng thư kư Jens Stoltenberg khẳng định châu Âu và Bắc Mỹ cần nhau trong NATO, nhờ đó mà hai bên đều « mạnh hơn và được an toàn hơn ».
Ông Jens Stoltenberg nhấn mạnh « châu Âu cần châu Mỹ để bảo đảm an ninh », « đồng thời Bắc Mỹ cũng cần châu Âu » về đóng góp quân sự, mạng lưới t́nh báo và sức mạnh ngoại giao. Ông lưu ư « với NATO, Hoa Kỳ có nhiều bạn hữu và đồng minh hơn so với bất kỳ cường quốc nào ».
Theo AFP, lănh đạo NATO đưa ra những phát biểu trên trong bối cảnh châu Âu quan ngại về khả năng cựu tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng. Cũng v́ lư do này, ngày 03/04, NATO quyết định trực tiếp hỗ trợ Ukraina thông qua Nhóm Liên lạc Quốc pḥng Ukraina, c̣n được gọi là « Nhóm Ramstein ». Nhóm này từ giờ sẽ được các đồng minh cùng nhau điều hành, thay v́ chỉ riêng Washington như cho đến nay.
Sáng thứ Năm (04/04), buổi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - NATO, c̣n được gọi là Hiệp ước Washington, được tổ chức tại trụ sở ở Bruxelles. Theo tổng thư kư Jens Stoltenberg, chiến tranh ở Ukraina đă kéo liên minh vào cuộc đối đầu xa xưa với Nga. Đó là lư do để các nước đồng minh NATO quyết định chuẩn bị tiếp quản Nhóm Ramstein để yểm trợ cho Ukraina.
Ông Jens Stoltenberg phát biểu : « Vào lúc chúng ta kỷ niệm những thành quả của NATO trong 75 năm qua, chúng ta không được ngủ quên trên những thành tựu đó. Hiện giờ, châu Âu đang phải đối mặt với một cuộc chiến quy mô lớn mà chúng ta vẫn nghĩ đă vùi trong lịch sử. V́ vậy, tăng cường vai tṛ của NATO về mặt điều phối và hỗ trợ là cách để chấm dứt cuộc chiến này và để Ukraina giành chiến thắng. 99% hỗ trợ cho Ukraina đến từ các nước đồng minh NATO nhưng cần phải đặt sự yểm trợ này trong một cơ chế vững chắc hơn để bảo đảm cho khả năng dự đoán và can thiệp lâu dài ».
Khi chiến tranh Ukraina mới nổ ra, các nước đồng minh đă không muốn giao cho NATO nhiệm vụ hỗ trợ quân sự trực tiếp cho Ukraina v́ sợ kích động leo thang từ phía Nga. Từ giờ, NATO đi theo hướng đối đầu .