G7 đă đồng loạt kư kết các hiệp định song phương mới nhằm đảm bảo an ninh cho Ukraine trong bối cảnh quốc gia này vẫn chưa được thông qua tư cách thành viên NATO.
Tháng 7/2023, sau khi không thể thông qua tư cách thành viên cho Ukraine trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Vilnius, các nước phát triển G7 đă đưa ra Tuyên bố chung cam kết đảm bảo an ninh song phương với phía Ukraine.
Tính tới nay, đă có 6 nước chính thức đặt bút kư kết thỏa thuận có thời hạn 10 năm này, lần lượt là Anh, Đức, Pháp, Đan Mạch, Italy và Canada, trong khi một số nước khác cũng ngỏ ư sẵn sàng kư kết thỏa thuận như vậy với Kiev.
Động thái của các quốc gia đồng minh được tiến hành trong bối cảnh cuộc xung đột đang có chiều hướng có lợi cho Nga. Trước đó, Foreign Affairs từng đăng tải bài viết với nhận định "Moscow đang chiếm ưu thế trong cuộc xung đột với Kiev".
Quân đội Ukraine đă phải rút quân khỏi Avdiivka sau nhiều tháng giao tranh để giữ thành tŕ này. Cùng lúc đó, tiến độ thỏa thuận và thông qua các gói viện trợ tại Mỹ và phương Tây tiếp tục đ́nh trệ. Ngoài ra, dường như cuộc xung đột Israel - Hamas cũng đang phần nào phân tán sự chú ư của quốc tế khỏi t́nh h́nh chiến sự tại Ukraine.
Các cam kết an ninh song phương
Về cơ bản, những hiệp ước an ninh song phương này đều cam kết hỗ trợ quân sự cho Ukraine trên các phương diện như trang bị khí tài, huấn luyện và đào tạo, hỗ trợ trong công tác t́nh báo. Ngoài ra, các quốc gia đều cam kết sẽ xúc tiến quá tŕnh tham vấn trong ṿng 24 giờ trong trường hợp Moscow có những động thái tấn công mới vào Kiev.
Về phía Ukraine, quốc gia này cũng cam kết thực hiện các cải cách để đáp ứng điều kiện từ EU. Riêng hiệp ước song phương Ukraine - Anh c̣n khuyến khích Kiev hỗ trợ nước đồng minh này trong trường hợp họ bị tấn công - khá tương đồng với Điều 5 về pḥng thủ tập thể trong Hiệp ước NATO.
Những hiệp ước này có thể được xem là giải pháp t́nh thế nhằm trấn an Ukraine và khẳng định cam kết ủng hộ của NATO trong bối cảnh Ukraine chưa thể thông qua tư cách thành viên.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz (Ảnh: EPA).
Theo chuyên gia phân tích quân sự Mikael Valtersson, một cựu sĩ quan Thụy Điển, các thỏa thuận an ninh trên chỉ mang tính biểu tượng.
Trên thực tế, chúng vẫn là các gói viện trợ quân sự và kinh tế dài hạn từ Anh, Pháp, Đức và sẽ không thay đổi nhiều so với thời điểm hiện tại. Điều này cũng đă thể hiện sự bế tắc trong Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Vilnius năm ngoái.
Tuy nhiên, về mặt tích cực, những hiệp ước này cũng thể hiện rằng dù vấp phải những bất đồng nội bộ trong vấn đề hỗ trợ Ukraine, các quốc gia kư kết vẫn sẽ đảm bảo duy tŕ cung cấp nguồn lực cho Kiev, ít nhất trong 10 năm tới.
Một số học giả khác nhận định động thái ủng hộ Ukraine cũng phần nào giúp cho các nước tăng cường vị thế trên bản đồ quan hệ quốc tế. Ví dụ, Anh và Pháp đang nỗ lực lấy lại vai tṛ nước lớn mà họ đă đánh mất kể từ sau Thế chiến II.
Colin Clarke, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Trung tâm Soufan, một tổ chức tư vấn an ninh toàn cầu ở New York, cũng cho rằng việc các thỏa thuận an ninh song phương được kư kết nhanh chóng cho thấy dự cảm lo ngại của các quốc gia châu Âu cho sự trở lại của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sau cuộc bầu cử cuối năm nay.
Nếu tái đắc cử, việc ông Trump rút nước Mỹ khỏi liên minh quân sự NATO, ngừng hỗ trợ Ukraine là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Tính đảm bảo và sự bền vững của hiệp ước
Mặc dù trọng tâm của những thỏa thuận trên đều là chính sách hỗ trợ quân sự và an ninh, song không có một điều khoản rơ ràng nào quy định các quốc gia trên sẽ trực tiếp đưa quân sang chiến trường Ukraine.
So với điều khoản pḥng thủ chung NATO, rơ ràng các đảm bảo an ninh do G7 cung cấp kém tin cậy hơn rất nhiều. Nếu một thành viên NATO bị tấn công, tất cả các quốc gia khác sẽ hỗ trợ quân sự cho thành viên đó.
Trong khi đó, tuyên bố của G7 chỉ đơn giản nêu ra: "Trong trường hợp Nga tiến hành tấn công vũ trang vào Ukraine, chúng tôi sẽ ngay lập tức hội ư với Kiev để xác định các bước đi thích hợp và kịp thời nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt gây tổn thất lên Moscow".
Một số nhà b́nh luận nhận định, những cam kết như vậy là vô ích và không mang lại hiệu quả pḥng thủ cứng rắn. Ví dụ điển h́nh được các chuyên gia này viện dẫn là Bản ghi nhớ Budapest 1994, khi Ukraine chấp thuận từ bỏ kho vũ khí hạt nhân từ thời Liên Xô để đổi lấy "những lời hứa an ninh đến nay đă không c̣n được đảm bảo".
Với tính chất hao tổn của cuộc chiến, xung đột Nga - Ukraine hiện nay được dự đoán sẽ kết thúc trong ṿng 10 năm tới. Vậy điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào tới các quốc gia tham gia kư kết hiệp ước an ninh song phương?
Trường hợp thứ nhất, nếu Ukraine có thể chiến thắng trong khoảng thời gian 10 năm, khả năng cao quốc gia này sẽ trở thành một phần của NATO và các cam kết trong hiệp ước song phương sẽ được đưa vào hệ thống nguyên tắc chung của liên minh.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng về địa chính trị của Ukraine, quốc gia vừa được coi là vùng đệm an ninh giữa Nga và khối NATO, vừa sở hữu nguồn tài nguyên khổng lồ dưới ḷng đất. Đây cũng là lư do khiến các cường quốc châu Âu như Anh, Đức, Pháp đều ra sức giữ Ukraine lại, cho dù khả năng để nước này ngay lập tức gia nhập NATO là bất khả thi.
Trường hợp thứ hai, cuộc chiến kết thúc trong khoảng thời gian 10 năm kể từ khi hiệp ước kư kết với phần thắng thuộc về Nga, hiệp ước sẽ có thể bị vô hiệu hóa do tính đảm bảo chỉ tồn tại khi Ukraine c̣n ư định gia nhập vào EU và NATO. Lúc này, các quốc gia kư kết không c̣n trách nhiệm viện trợ nào.
Thậm chí, tính chất hoàn lại hoặc hoàn lại một phần có thể khiến một số nước yêu cầu Kiev trả lại các khoản viện trợ. Đây có thể coi là yếu tố giảm thiểu rủi ro cho các quốc gia tham gia vào hiệp ước này trong trường hợp Nga chiến thắng ở Ukraine.
Các hiệp ước giúp cho Ukraine có thêm ưu thế?
Theo giới phân tích, các hiệp ước này chủ yếu mang tính trấn an Ukraine và truyền tải thông điệp tới Điện Kremlin về lập trường kiên định của phương Tây. Khó có thể khẳng định rằng việc kư kết các hiệp ước an ninh song phương như vậy sẽ trực tiếp tăng cường sức mạnh cho quân đội Ukraine.
Hơn nữa, trên thực tế những cam kết và các gói viện trợ của các quốc gia trên là chưa đủ so với nhu cầu của Ukraine trên chiến trường. Mặc dù EU đă dành khoản ngân sách trị giá 55 tỷ USD để triển khai tại Ukraine cho tới năm 2027, song, theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chỉ riêng trong năm nay, họ đă cần thêm khoảng 40 tỷ USD nữa.
Đối với Ukraine, bùng nổ lạm phát một trong những rủi ro lớn nhất khi thiếu hụt viện trợ khi phải in một lượng tiền mới đáng kể. Bộ trưởng Quốc pḥng Ukraine Rustem Umerov hồi tháng 1 từng lên tiếng cảnh báo rằng t́nh trạng thiếu đạn pháo sẽ trở thành nguyên nhân đáng quan ngại hàng đầu.
Giới chức Ukraine đang mong chờ nguồn viện trợ mới từ Mỹ sau nhiều tháng gián đoạn v́ tranh căi tại quốc hội nước này. Ukraine đang đối mặt t́nh trạng cạn đạn dược và vũ khí sau chiến dịch phản công thất bại, trong khi Nga gần đây vẫn đẩy mạnh tiến công dọc theo chiến tuyến dài 1.000km và đạt một số bước tiến.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng cho rằng "tương lai quốc pḥng của Ukraine phụ thuộc vào Mỹ", đồng thời kêu gọi quốc hội Mỹ sớm phê duyệt gói viện trợ mới trị giá hàng tỷ USD.
Theo Tuyên bố chung được kư kết vào tháng 7/2023 năm ngoái, tất cả các đối tác đang nỗ lực hoàn tất các thỏa thuận với Ukraine. Tuy nhiên, việc Mỹ tham gia kư kết hay không mới là điều quan trọng nhất. Kể từ khi cuộc xung đột xảy ra, Mỹ là quốc gia viện trợ hàng đầu cho Ukraine.
Tuy nhiên, hiện nay, bầu cử Mỹ đang đi vào giai đoạn cao trào. Với việc đảng Cộng ḥa cản trở nỗ lực của Mỹ phê duyệt 60 tỷ USD cho Kiev, kết quả của cuộc bầu cử sẽ có tác động lớn tới t́nh h́nh chiến sự tại Ukraine.
Theo một số chuyên gia, cựu Tổng thống Donald Trump, ứng viên tiềm năng của đảng Cộng ḥa, đang xem xét thu hẹp lại các cam kết với một số thành viên NATO và thúc đẩy Ukraine đàm phán chấm dứt chiến sự với Nga nếu ông trở lại nắm quyền vào năm tới.
Bên cạnh đó, xét về yếu tố kinh tế, những người ủng hộ gói viện trợ cũng cần phải thận trọng theo dơi phản ứng của ông Trump, người tới nay vẫn giữ quan điểm rằng nên tài trợ cho Kiev dưới h́nh thức khoản vay.
Ngoài ra, làn sóng dân túy ở các quốc gia châu Âu ngày càng sôi nổi, gây ra những chia rẽ trong việc viện trợ cho Ukraine. Tuy sự ủng hộ mà công chúng châu Âu dành cho Ukraine vẫn ở mức cao nhưng không phải là ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia thành viên EU.
Mặc dù việc tiếp tục hỗ trợ có thể tốn kém nhưng châu Âu sẽ phải trả giá cao hơn nhiều nếu Nga thắng thế.
Như vậy, những hiệp ước an ninh song phương này có thể giúp Ukraine cầm cự thêm phần nào trên chiến trường, song liệu chúng có khả năng giúp quốc gia này xoay chuyển cục diện chiến sự hay không vẫn là một câu hỏi khó.
Với khả năng cuộc chiến kéo dài hơn 10 năm là rất thấp, cùng với việc phương Tây không thể bỏ rơi Ukraine trong thời điểm hiện tại, những điều khoản của hiệp ước này sẽ giúp các quốc gia tham gia kư kết giảm thiểu rủi ro nhất có thể, dù tương lai Ukraine có trở thành thành viên NATO hay không.
Với Ukraine, những thỏa thuận an ninh song phương không thể thay thế mục tiêu gia nhập liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu.
VietBF@sưu tập