Theo như cách đây 8 tháng, Lê Thị Anh (hiện 33 tuổi, sống tại TP HCM) phát hiện ung thư trực tràng giai đoạn cuối di căn phổi. Qua trường hợp của bản thân, Anh cũng muốn gửi lời nhắn nhủ đối với người đồng bệnh: "Những chiến binh K hăy lạc quan hơn bởi tinh thần là trên hết. Dù bị K ở giai đoạn nào th́ cũng phải chiến đấu, chiến đấu tới cùng và học cách sống chung với nó một chặng đường c̣n rất dài".
Sốc khi phát hiện ung thư giai đoạn cuối
Trước khi phát hiện bệnh khoảng một tháng, Anh đi ngoài ra máu. Nghĩ là bệnh trĩ thông thường nên Anh đă đi khám. Tuy nhiên, bác sĩ tiến hành nội soi và phát hiện khối u lớn tại trực tràng. Kết quả sinh thiết cho thấy khối u ác tính và có di căn phổi.
32 tuổi, Anh được chẩn đoán ung thư trực tràng giai đoạn cuối di căn xa, tiên lượng chỉ sống thêm vài tháng.
"Thời điểm đó, khi phát hiện mắc bệnh, em đă rất sốc, ung thư tiến triển giai đoạn cuối không thể mổ được. Em có hỏi bác sĩ bệnh của em có thể sống thêm được bao nhiêu lâu để em có thời gian chuẩn bị mọi thứ. Bác sĩ tư vấn có nói: Thời gian dài th́ không biết, nhưng có thể được 3 tháng", Anh tâm sự.
Anh bị suy sụp. Trong vài ngày sau, Anh không thiết ăn uống. Cộng thêm những suy nghĩ tiêu cực trong đầu, cô đă sút 3-4 kg.
Anh chụp ảnh cùng chồng tại bệnh viện (ảnh NVCC)
Quyết tâm điều trị
Tuy nhiên, khi nh́n thấy con c̣n nhỏ, cần có mẹ, Anh đă quyết tâm điều trị. Với sự động viên của chồng, gia đ́nh, người thân, bạn bè, bác sĩ, Anh đă quay trở lại viện.
"Khi em điều trị tại bệnh viện, thấy nhiều em nhỏ tuổi hơn ḿnh rất nhiều mắc ung thư. Bệnh t́nh c̣n nặng hơn ḿnh nhiều, vẫn vui vẻ điều trị. Em đă suy nghĩ một cách tích cực hơn, lo ăn uống, không suy nghĩ nhiều về bệnh nữa", Anh nói.
3 mũi hóa trị đầu tiên, Anh mệt, không ăn uống được nhiều. Cứ đưa thức ăn vào miệng, chưa kịp trôi xuống dạ dày th́ Anh lại nôn ra. Khi khó khăn không ăn được th́ Anh chọn uống sữa. Tới mũi thứ 3, các tác dụng phụ giảm dần. Anh ăn được và có sức khỏe trở lại.
Đă qua 8 tháng điều trị, Anh đă tăng 7kg, cơ thể không c̣n gặp khó chịu do tác dụng phụ. Anh quay lại cuộc sống, bắt đầu bằng những việc làm nhẹ nhàng không làm việc quá sức.
Nhà làm kinh doanh hàng ăn nên Anh vẫn có thể phụ gia đ́nh những công việc nhẹ nhàng, nấu cho chồng con những bữa cơm. Giờ đây, cứ 21 ngày, Anh lại có mặt ở bệnh viện để điều trị hóa chất vài ngày rồi về.
Anh tâm sự: "Được gặp lại những bệnh nhân cũ ở cùng pḥng, em vui lắm, c̣n được gặp nhau là hạnh phúc. V́ trong thời gian điều trị em cũng đă chứng kiến có 5-6 người em quen mất rồi. Em cũng rất cảm ơn các anh, chị đồng bệnh, nhờ có mọi người mà em biết quư trọng bản thân ḿnh hơn, không c̣n buông thả như trước, không ăn uống vô tội vạ".
Giờ đây, Anh ăn đồ ăn hấp luộc, hạn chế ăn đồ chiên xào, c̣n đồ nướng tuyệt đối không ăn. C̣n về tinh thần, Anh luôn giữ sự thoải mái, lạc quan chiến đấu bệnh tật.
Sau 8 tháng điều trị, hiện tại tổn thương ở trực tràng và phổi của Anh không phát triển tiếp.
Anh giờ đă vững vàng hơn rất nhiều. (ảnh NVCC)
Lời nhắn nhủ đắt giá
Qua trường hợp của bản thân, Anh cũng muốn gửi lời nhắn nhủ đối với người đồng bệnh: "Những chiến binh K hăy lạc quan hơn bởi tinh thần là trên hết. Dù bị K ở giai đoạn nào th́ cũng phải chiến đấu, chiến đấu tới cùng và học cách sống chung với nó một chặng đường c̣n rất dài".
Với các bạn trẻ, Anh cũng có đôi lời nhắn nhủ. Cô tâm sự trước đây có sức khỏe nên chủ quan không quan tâm. Anh ăn uống vô tội vạ và chiều theo vị giác của bản thân.
"Em thích ăn đồ nướng và ăn rất nhiều và thường xuyên. Giờ nghĩ lại, do ḿnh ăn vô tội vạ nên cơ thể không đào thải được và phát sinh ra bất thường", Anh nói.
Khi đă mắc bệnh, Anh mới thấy giá trị của sức khỏe, cô gái trẻ cũng nhắn nhủ với các bạn trẻ hăy quan tâm tới sức khỏe của ḿnh hơn. "Cần có một chế độ ăn cân đối, khoa học, hạn chế đồ ăn nhanh, chiên rán, đồ nướng", Anh nói.