Đi bộ là một trong những h́nh thức tập thể dục phổ biến nhất. Đi bộ rất dễ thực hiện và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng về hiệu quả của loại h́nh tập luyện này.
1. Lầm tưởng: Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày là lư tưởng
Đi bộ mỗi ngày với tổng số bước là 10.000 là tiêu chuẩn của nhiều người, nhưng đến nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học thuyết phục nào cho thấy con số này là mục tiêu lư tưởng để có sức khỏe tốt hơn so với việc số bước đi ít hơn.
Một nghiên cứu đă chỉ ra rằng, đi bộ nhiều bước hơn mỗi ngày có liên quan việc giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, bệnh tim và nguy cơ tử vong. Khi lên tới 10.000 bước mỗi ngày, lợi ích này đă chững lại.
Một phân tích tổng hợp xác định số bước tối thiểu và tối ưu hàng ngày để cải thiện sức khỏe của một người. Kết quả cho thấy, chỉ cần đi bộ khoảng 2.600 - 2.800 bước mỗi ngày là đă có thể giảm 8% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, giảm 11% nguy cơ mắc bệnh tim mạch so với 2.000 bước mỗi ngày. Lợi ích đạt đỉnh điểm ở mức 8.800 bước mỗi ngày.
2. Lầm tưởng: Đi bộ có thể chữa khỏi chứng rối loạn trầm cảm
Hầu hết các bài tập thể dục đều có liên quan đến lợi ích sức khỏe tâm thần, nhưng việc tập một bài tập đơn lẻ, như đi bộ không thể chữa khỏi chứng rối loạn trầm cảm nặng.
Mặc dù, việc tập thể dục đều đặn giúp cải thiện chức năng năo và khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tập thể dục có thể chữa được chứng trầm cảm và lo âu.
Nếu bị trầm cảm do t́nh huống (phản ứng trước một giai đoạn căng thẳng nhưng ngắn hạn) th́ các biện pháp điều trị sẽ gồm hoạt động thể chất và t́m kiếm sự hỗ trợ từ gia đ́nh và bạn bè. Tuy nhiên, nếu bị rối loạn trầm cảm nặng, th́ người bệnh cần đến khám tại pḥng khám chuyên khoa để được tư vấn và chỉ định dùng thuốc phù hợp. Người bệnh không được tự điều trị.
Nên nhớ, đi bộ sẽ không phải là liệu pháp điều trị thích hợp cho các chứng rối loạn trầm cảm.
3. Lầm tưởng: Chạy luôn tốt hơn đi bộ
Đi bộ là một bài tập tác động thấp giúp thúc đẩy giải phóng endorphin, tăng lưu lượng máu đến cơ thể và năo, đồng thời cải thiện sức khỏe của xương mà không gây thêm căng thẳng cho khớp. Đi bộ là bài tập đơn giản hơn so với chạy, ai cũng có thể thực hiện và ít có khả năng bị chấn thương hơn. Trong khi đó, chạy là một hoạt động mạnh hơn, kỹ năng khó hơn và không phải ai cũng có thể thích ứng với loại vận động này.
Vậy chạy hay đi bộ tốt hơn? Trên thực tế tùy từng mục tiêu của việc luyện tập mà có lựa chọn đi bộ hay chạy. Nếu muốn có được thân h́nh cân đối th́ nên chọn chạy bộ. Nếu muốn giảm huyết áp, giảm căng thẳng hoặc ngủ ngon hơn th́ nên chọn đi bộ.
4. Lầm tưởng: Phải đi bộ liên tục 30 phút/ngày mới đạt được lợi ích sức khỏe
Theo Hướng dẫn hoạt động thể chất của Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Hoa Kỳ (HHS), người lớn nên dành 150 đến 300 phút hoạt động với cường độ vừa phải (như đi bộ nhanh) mỗi tuần hoặc 75 đến 150 phút hoạt động với cường độ mạnh (như chạy bộ) một tuần.
Như vậy, nếu dành ít nhất 150 phút/tuần để hoạt động thể chất vừa phải, có nghĩa là mọi người nên đi bộ 30 phút/ngày, 5 lần/tuần. Dựa trên khuyến cáo này, nhiều người cho rằng, mỗi ngày cần phải hoàn thành 30 phút đi bộ liên tục.
Thực tế là, có thể chia 30 phút này thành các khoảng thời gian nhỏ hơn: Đi bộ 5 đến 10 phút/ lần và nhiều lần trong ngày, vẫn nhận được những lợi ích tương tự khi đi bộ 30 phút một lần trong ngày.
5. Lầm tưởng: Đi bộ trong nhà và ngoài trời mang lại kết quả như nhau
Khi đi bộ ngoài trời sẽ giúp người đi bộ đạt được nhịp tim trung b́nh cao hơn so với đi bộ trong nhà. Buổi đi bộ ngoài trời cũng cải thiện tâm trạng và giúp mọi người trở nên yêu thích và gắn bó với việc tập thể dục.
Tuy nhiên, đi bộ với máy chạy bộ trong nhà th́ không mang lại kết quả này. Nếu bạn không thể ra ngoài, th́ việc tập trong nhà vẫn có giá trị sức khỏe nhất định.
|