Trong những năm qua, các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, tim mạch, ung thư… có xu hướng gia tăng. Mỗi năm nước ta có trên 180.000 ca mắc ung thư mới, trên 120.000 người tử vong.
Thông tin được GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết tại lễ sơ kết chương tŕnh chuyển đổi số v́ sức khỏe phổi và công bố nền tảng sàng lọc bệnh phổi và các bệnh không lây nhiễm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) diễn ra tại Hà Nội ngày 28/1.
Theo Thứ trưởng Thuấn, riêng với bệnh ung thư, mỗi năm nước ta ghi nhận trên 180.000 ca mắc mới, trên 120.000 ca tử vong. Nếu tính cả số đă mắc hiện c̣n sống, chúng ta có hơn 354.000 người sống chung với bệnh ung thư.
"Tính trên toàn cầu, con số này c̣n lớn hơn nhiều, với 19,3 triệu ca mắc mới, trên 9,9 ca tử vong và 50,5 triệu người đang sống chung với bệnh ung thư", Thứ trưởng Thuấn nói.
Trong đó, ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới trên toàn cầu cũng như tại nước ta, chiếm 25% tổng số ca mắc ung thư hàng năm ở nam giới nước ta. Hơn 90% các trường hợp mắc ung thư phổi là do thuốc lá.
Thứ trưởng cũng cảnh báo hiện nay xu hướng người trẻ hút thuốc lá thế hệ mới, thuốc lá điện tử đang gia tăng, trong đó ở cả nữ giới.
"Đây là điều chúng ta hết sức cảnh giác trong thời gian tới, chúng được quảng cáo ít gây hại hơn so với thuốc lá truyền thống, tuy nhiên các bằng chứng khoa học lại cho thấy chúng nguy hiểm hơn nhiều", Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.
Đáng chú ư, khoảng 75% bệnh nhân ung thư phổi ở Việt Nam được chẩn đoán ở giai đoạn cuối, dẫn đến nhiều thách thức trong việc điều trị và tỷ lệ tử vong cao. Điều này đặt ra thách thức cho việc sàng lọc phát hiện sớm bệnh.
TS.BS Hà Anh Đức, Chánh văn pḥng Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, cho biết, trước những con số thống kê đáng chú ư về ung thư phổi tại Việt Nam, chương tŕnh chuyển đổi số v́ sức khỏe phổi lựa chọn tập trung chăm sóc sức khỏe phổi cho người dân, ứng dụng mạnh mẽ chuyển đổi số vào công tác sàng lọc.
Khởi động vào tháng 11/2023 tại TPHCM, đến nay chương tŕnh chuyển đổi số v́ sức khỏe phổi đă tổ chức 4 đợt khám bệnh tại cộng đồng với sự tham gia của 25 bệnh viện trên địa bàn 5 tỉnh, thành phố.
Trong đó, khám và chụp X-quang phổi cho hơn 64.200 người trên 40 tuổi, chỉ định chụp cắt lớp vi tính cho hơn 1.600 ca, phát hiện 141 ca ung thư giai đoạn 1-3. Đồng thời, chỉ định đo chức năng hô hấp cho hơn 2.200 ca, phát hiện 456 ca lao, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính và bất thường về phổi…
VietBF@sưu tập
|