TS.BS Trần Văn Vũ, Phó trưởng khoa Nội thận, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM)
Có khoảng 40% bệnh nhân ở Việt Nam mắc bệnh viêm cầu thận và 30% mắc viêm thận bể thận mạn. Đây cũng là lư do chính khiến nhiều người trẻ suy thận. Bệnh thận mạn thường không có dấu hiệu đặc hiệu cụ thể. Người mắc khó phát hiện trong giai đoạn sớm nếu không đi khám sức khỏe định kỳ.
Thông thường, các bệnh nhân đều phát hiện ḿnh mắc bệnh thận khi ở giai đoạn muộn, thường là giai đoạn 3 trở đi (bệnh thận có 5 giai đoạn, xếp theo mức độ nặng dần từ 1 đến 5) do thấy có triệu chứng bất thường mới đi khám.
Khi chức năng lọc của thận suy yếu c̣n dưới 10-15 ml/phút/1,73 m2 da, bệnh nhân mới bắt đầu biểu hiện triệu chứng bệnh ra ngoài. Đến giai đoạn này, các triệu chứng thể hiện ra càng nhiều như phù, tăng huyết áp, nôn ói, hôn mê…
Ban đầu, người bệnh thận sẽ có hiện tượng nước tiểu có protein (tiểu đạm) hoặc tiểu máu… Những biểu hiện này khó phát hiện bằng mắt thường, chỉ có thể biết được khi làm xét nghiệm. Do đó, mọi người nên đi khám định kỳ mỗi năm một lần để sớm phát hiện ra bệnh thận nếu có.
Ngoài ra, mọi người cũng nên tập thói quen quan sát màu sắc nước tiểu để phát hiện sớm những bất thường. Nước tiểu người b́nh thường có màu trắng trong. Nước tiểu có màu hồng, màu sậm, có bọt lâu tan,.. có thể là triệu chứng cảnh báo sớm bệnh thận, bạn cần đi xét nghiệm kiểm tra bệnh thận.
Xét nghiệm tầm soát bệnh thận sớm rất đơn giản, dễ thực hiện có thể làm được tại nhà hoặc bất kỳ ở một cơ sở (pḥng) xét nghiệm y khoa.
Tại gia đ́nh, chúng ta có thể tự ḿnh kiểm tra xem có bất thường hay không trong nước tiểu thông qua que nhúng thử nước tiểu (dipstick test). Từ kết quả gợi ư có bất thường trong nước tiểu, chúng ta cần đến cơ sở xét nghiệm y khoa để làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn như nước tiểu, máu và siêu âm bụng.
|